Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng.Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính phổ biến của đường tiêu hóa, có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo GLOBOCAN 2020, ghi nhận tỷ lệ mắc mới ung thư biểu mô trực tràng (UTBMTT) là 732.210 ca (chiếm 3,8% số ca mắc mới các loại ung thư) và và có tới 339.022 ca tử vong (chiếm 3,4% tổng số ca tử vong do các loại ung thư) 1. Tỷ lệ mắc ung thư trực tràng ở Châu Âu là khoảng 125.000 người/năm, chiếm khoảng 35% tổng số ca mắc ung thư đại trực tràng, tương ứng khoảng 15 – 25 trường hợp/100.000 dân/năm và được dự đoán tăng cao hơn ở cả 2 giới. Tỷ lệ tử vong khoảng 4 – 10 trường hợp/100.000 dân/năm, với tuổi trung bình mắc UTBMTT là 70 tuổi, dự báo con số này sẽ tăng lên trong tương lai 2.
Điều trị UTBMTT là đa mô thức, trong đó phẫu thuật là chủ yếu, hoá xạ trị tiền phẫu giúp cho việc phẫu thuật thuận lợi hơn, giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ và tăng thời gian sống thêm sau mổ. Trong phẫu thuật khái niệm cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME: Total Mesorectal Excision) đã được đưa ra từ năm 1982 bởi Heald 3, kỹ thuật này đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật triệt căn UTBMTT. Tuy nhiên phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng vẫn ghi nhận tỷ lệ 5 – 10% tái phát tại chỗ 4.
Diện cắt chu vi (CRM: Circumferential resection margin) trong UTBMTT lần đầu được đưa ra bởi P. Quick (1986) trên giải phẫu bệnh, được xác định bằng cách đo khoảng cách gần nhất của u, hạch di căn đến cân mạc treo trực tràng. Tỷ lệ có xâm lấn diện cắt chu vi chiếm khoảng 7,2 – 25% 5,6.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00306

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0978.770.836


Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng diện cắt chu vi dương tính khi khoảng cách này ≤ 1mm và có tiên lượng xấu hơn so với diện cắt chu vi > 1mm 7,8,9. Năm 2003, Brown và cộng sự lần đầu mô tả diện cắt chu vi trên CHT 10. Trong đó, diện cắt chu vi có thể được xác định bằng cách đo khoảng cách ngắn nhất giữa2 khối u trực tràng, hạch di căn tới cân mạc treo trực tràng (MRF: Mesorectal Fascia), MRF (+) khi khoảng cách ≤ 1mm. Hiện nay, khái niệm này đã được sử dụng phổ biến trong đánh giá trước và sau mổ UTBMTT và như một trong những yếu tố tiên lượng độc lập về nguy cơ tái phát tại chỗ và di căn xa.
Cộng hưởng từ với ưu điểm đánh giá mô mềm tốt hơn đã được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu và các hiệp hội nghiên cứu về ung thư trực tràng trong việc đánh giá mức độ xâm lấn khối u, mức độ di căn hạch, mức độ xâm lấn diện cắt chu vi, mức độ xâm lấn mạch ngoài thành trực tràng,…. Độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu của chụp CHT trực tràng trong đánh giá xâm lấn thành lần lượt là 85%, 87% và 75% 11.
Tại Việt Nam, CHT đã được chỉ định trong đánh giá giai đoạn UTBMTT trước mổ nhưng các nghiên cứu đến nay chủ yếu tập trung vào đánh giá mức độ xâm lấn thành, di căn hạch mà chưa có nghiên cứu nào mô tả các yếu tố nguy cơ tiên lượng độc lập về tái phát tại chỗ và di căn xa như xâm lấn diện cắt chu vi, xâm lấn mạch ngoài thành trực tràng. Đặc biệt là xác định được giá trị của cộng hưởng từ khi so sánh với kết quả giải phẫu bệnh về các yếu tố này. Việc đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc quyết định lựa chọn mô thức, phương pháp điều trị phù hợp trong UTBMTT nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và tăng thời gian sống thêm sau mổ.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng” với 2 mục tiêu sau
1. Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xâm lấn thành, di căn hạch, xâm lấn diện cắt chu vi (CRM) và giai đoạn bệnh của ung thư biểu mô trực tràng.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng ở nhóm bệnh nhân có đánh giá diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………..3
1.1. Giải phẫu trực tràng và diện cắt chu vi trực tràng …………………………… 3
1.1.1. Giải phẫu trực tràng ……………………………………………………………… 3
1.1.2. Giải phẫu mạc treo trực tràng và diện cắt chu vi trực tràng ……….. 3
1.2. Chẩn đoán ung thư biểu mô trực tràng ………………………………………….. 8
1.2.1. Lâm sàng, cận lâm sàng………………………………………………………… 8
1.2.2. Mô bệnh học ……………………………………………………………………… 19
1.2.3. Phân loại giai đoạn bệnh……………………………………………………… 23
1.2.4. Giải phẫu bệnh mạc treo trực tràng và diện cắt chu vi…………….. 26
1.3. Nghiên cứu về diện cắt chu vi trực tràng……………………………………… 27
1.3.1. Lịch sử và các khái niệm về diện cắt chu vi…………………………… 27
1.3.2. Các phương pháp đánh giá diện cắt chu vi…………………………….. 28
1.3.3. Vai trò của diện cắt chu vi trong điều trị ung thư biểu mô trực tràng . 31
1.4. Phẫu thuật điều trị triệt căn ung thư trực tràng ……………………………… 33
1.4.1. Nguyên tắc phẫu thuật triệt căn ……………………………………………. 33
1.4.2. Các phương pháp phẫu thuật triệt căn …………………………………… 33
1.4.3. Kết quả điều trị phẫu thuật triệt căn………………………………………. 36
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………44
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 44
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………. 44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………… 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 44
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu…………………………………………………………… 45
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………. 45
2.2.4. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….. 46
2.2.5. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………… 542.3. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 61
2.4. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 62
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ………………………………………………………………………………63
3.1. Đặc điểm chung ………………………………………………………………………. 63
3.1.1. Tuổi, giới…………………………………………………………………………… 63
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………… 64
3.1.3. Đặc điểm nội soi trực tràng………………………………………………….. 67
3.2. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xâm lấn thành, di căn hạch,
xâm lấn diện cắt chu vi và giai đoạn bệnh của ung thư biểu mô trực tràng . 68
3.3. Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng……………………………… 79
3.3.1. Đặc điểm phẫu thuật …………………………………………………………… 79
3.3.2. Kết quả sau phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô trực tràng ……… 82
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….94
4.1. Đặc điểm chung ………………………………………………………………………. 94
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới …………………………………………………………….. 94
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………… 95
4.2. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xâm lấn thành, di căn hạch,
xâm lấn diện cắt chu vi và giai đoạn bệnh của ung thư biểu mô trực tràng . 99
4.2.1. Đánh giá đặc điểm khối u ………………………………………………….. 100
4.2.2. Đánh giá đặc điểm hạch di căn …………………………………………… 105
4.2.3. Đánh giá giai đoạn bệnh ……………………………………………………. 107
4.2.4. Đánh giá đặc điểm xâm lấn diện cắt chu vi………………………….. 108
4.3. Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng……………………………. 111
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………126
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐỀ ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ