Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco

Luận văn Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco.Trong những năm gần đây phẫu thuật thủy tinh thể (TTT) đã có những tiên bô đáng kể, sự ra đời và phát triển kỹ thuật phaco đã mang lại sự phát triển cao của phẫu thuật, đem lại sự hài lòng cho bênh nhân.

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0249

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Môt trong những trở ngại lớn mà các nhà nhãn khoa trên thế giới cũng như Viêt Nam gặp phải, đó là vấn đề loạn thị giác mạc (GM) sau phẫu thuật TTT, là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế tăng thị lực của bênh nhân. Để hạn chế hiên tượng này, các tác giả đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố đường rạch, về cơ chế loạn thị sau phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến loạn thị GM và đề xuất các biên pháp nhằm làm hạn chế đô loạn thị sau phẫu thuật [2],[5],[36].

Trên thế giới, năm 1998, Huang FC, Tseng SH [32] đã nghiên cứu và so sánh loạn thị gây ra do phẫu thuật Phaco giữa đường rạch giác mạc (GM) phía thái dương không khâu với đường rạch củng mạc phía trên không khâu và rút ra kết luận thay đổi loạn thị là nhỏ và GM ổn định sớm hơn trong nhóm rạch củng mạc so với nhóm rạch GM. Năm 2002 Kohnen S, Neuber R, Kohnen T [42], khi nghiên cứu ảnh hưởng đường rạch hầm vùng rìa thái dương và phía mũi không khâu lên đô loạn thị GM sau mổ phaco đã kết luận loạn thị GM gây ra do đường rạch vùng rìa phía thái dương và phía mũi khác biêt có ý nghĩa thống kê.

Các nghiên cứu thấy rằng: loạn thị sau phẫu thuật có liên quan nhiều yếu tố: loạn thị có trước mổ, vị trí, kích thước đường rạch, có khâu hay không khâu cũng như các yếu tố liền sẹo sau phẫu thuật và các yếu tố khác…Nhờ đó mà người ta đã đạt được những tiến bô đáng kể trong phẫu thuật nhằm làm giảm loạn thị, mang lại chất lượng cao của phẫu thuật, và sự hài lòng của bênh nhân.

Ở Việt Nam, loạn thị gây ra do phẫu thuật, là một vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của tất cả các phẫu thuật viên. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này: Vũ Quốc Lương (1992) [7] áp dụng kỹ thuật mổ với các đường rạch, kỹ thuật khâu khác nhau để hạn chế độ loạn thị sau phẫu thuật. Tạ Tiểu Hoa (2002) [4]. dùng kỹ thuật điều chỉnh độ loạn thị GM trên bàn mổ bằng trụ Maloney để kiểm soát độ loạn thị xảy ra sau phẫu thuật. Hà Trung Kiên (2006) [5] nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ GM sau phẫu thuật phaco theo các đường rạch khác nhau và đưa ra nhận xét độ loạn thị sau phẫu thuật thay đổi tuỳ vào vị trí đặt đường rạch. Nhìn chung các tác giả đã cố gắng áp dụng các kỹ thuật với mục đích làm giảm độ loạn thị xảy ra sau phẫu thuật.

Sự thay đổi khúc xạ GM sau phẫu thuật Phaco, là sự kết hợp giữa hai yếu tố, đó là loạn thị có từ trước phẫu thuật và loạn thị xảy ra sau phẫu thuật, mà chủ yếu do đường rạch của phẫu thuật. Nghiên cứu sử dụng đường rạch GM trong phẫu thuật phaco để điều chỉnh loạn thị GM là một ý tưởng hay, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa có nghiên cứu nào.

Để nâng cao thị lực cho bệnh nhân sau phẫu thuật phaco, không những làm giảm loạn thị hậu phẫu mà còn sửa được tật loạn thị đều có sẵn trước mổ, chúng tôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị giác mạc dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu thuật phaco” nhằm hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu sự thay đổi loạn thị giác mạc trong phẫu thuật phaco dựa theo vị trí đường rạch.

2. Nhận xét một số đặc điểm liên quan giữa kỹ thuật phẫu thuật với thay đổi loạn thị. 

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Các đặc điểm cấu tạo và quang học của giác mạc 3

1.2. Khái niêm loạn thị, phương pháp xác định, phân loại, nguyên nhân gây

ra loạn thị 5

1.2.1. Khái niêm loạn thị 5

1.2.2. Các phương pháp phát hiên loạn thị 5

1.2.3. Phân loại 8

1.2.4. Các nguyên nhân gây ra loạn thị 9

1.3. Nghiên cứu loạn thị Sau phẫu thuật phaco 9

1.3.1. Lịch sử loạn thị sau phẫu thuật phaco 9

1.3.2. Cơ chế loạn thị và các yêu tố ảnh hưởng đến loạn thị giác mạc do

phẫu thuật phaco 10

1.3.3. Các biên pháp làm giảm đô loạn thị giác mạc sau phẫu thuật phaco…14

1.4. Phương pháp điều chỉnh loạn thị dựa theo vị trí đường rạch trong phẫu

thuật phaco 18

1.4.1. Sơ lược lịch sử 18

1.4.2. Các nguyên tắc kỹ thuật – kết quả 20

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23

2.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bênh nhân 23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 24

2.2.2. Phương tiên nghiên cứu 25

2.2.3. Phương pháp tiến hành 28

2.2.4. Đánh giá kết quả 36

2.2.5. Xử lý số liêu 39

2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 41

3.1. Đặc điểm bênh nhân 41

3.1.1. Đặc điểm về giới 41

3.1.2. Đặc điểm về tuổi 42

3.1.3. Đặc điểm mắt phẫu thuật 42

3.1.4. Đặc điểm về thị lực 43

3.1.5. Nhãn áp 46

3.2. Thay đổi loạn thị giác mạc trước và sau phẫu thuật 46

3.2.1. Sự thay đổi mức đô loạn thị giác mạc 46

3.2.2. Sự thay đổi kiểu loạn thị 54

3.2.3. Đánh giá chung 56

3.2.4. Biến chứng của phẫu thuật 58

3.3. Môt số đặc điểm liên quan giữa kỹ thuật phẫu thuật với thay đổi khúc xạ

giác mạc 60

3.3.1. Vị trí đường rạch 60

3.3.2. Kích thước và số lượng đường rạch phụ cạnh rìa GM 61

Chương 4: Bàn luận 62

4.1. Đặc điểm bênh nhân 62

4.1.1. Đặc điểm về giới 62

4.1.2. Đặc điểm về tuổi 62

4.1.3. Đâc điểm về mắt phẫu thuât 62

4.1.4. Kết quả chức năng 62

4.2. Bàn luân về sự thay đổi loạn thị giác mạc trước và sau phẫu thuât 64

4.2.1. Bàn luân về đọ loạn thị trước và sau phẫu thuât: 64

4.2.2. Bàn luân về thời gian ổn định loạn thị giác mạc 71

4.2.3. Bàn luân về liên quan giữa đọ loạn thị do phẫu thuât với vị trí đường

rạch: 72

4.2.4. Bàn luân về thay đổi kiểu loạn thị trước và sau phẫu thuât 75

4.2.5. Các yếu tố khác 76

4.3. Nhân xét mọt số đâc điểm liên quan giữa kỹ thuât phẫu thuât với thay

đổi loạn thị 80

Kết luận 83

Hướng nghiên cứu tiếp 85

Tài liệu tham khảo Phụ lục