Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35 trong thực nghiệm.Rối loạn chức năng sinh dục nam (hay rối loạn sinh dục) là một tình trạng bệnh lý bao gồm rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, giảm khoái cảm và rối loạn ham muốn tình dục, có thể kèm theo mất khả năng xìu của dương vật [1]. Đây là một tình trạng rối loạn bệnh lý thường gặp ở nam giới với tỉ lệ ngày càng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo ước tính, số lượng nam giới bị rối loạn sinh dục trên thế giới sẽ tăng lên khoảng 322 triệu người vào năm 2025 [1]. Bệnh lý tuy không gây tử vong, không cần xử trí cấp cứu nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý toàn thân khác.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2018.00139 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Với các thành tựu đạt được trong lĩnh vực sinh lý và sinh lý bệnh, các nhà khoa học đã có những hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của rối loạn sinh dục nam. Từ đó, các nhà lâm sàng cũng có những bước tiến đáng kể, tìm ra các phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh [1],[2],[3]. Trong những năm gần đây, bắt nhịp với xu hướng trên thế giới, Việt Nam đã áp dụng những phương pháp điều trị theo y học hiện đại trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe sinh sản nói chung và chẩn đoán, điều trị rối loạn sinh dục nam nói riêng.
Mặc dù vậy, điều trị rối loạn sinh dục nam theo y học hiện đại có một số nhược điểm như hiệu quả điều trị chưa cao, giá thành đắt, nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, hiện nay, một xu hướng phổ biến là phát hiện và nghiên cứu các thuốc điều trị có nguồn gốc từ dược liệu. Theo y học cổ truyền có nhiều dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn sinh dục nam như nhục thung dung, ba kích, bá bệnh, nhân sâm, cá ngựa v.v… [4],[5],[6].
Trong số đó có quả Xà sàng (tên khoa học là Cnidium monnieri (L.) Cuss.). Đây là một dược liệu có sẵn ở Việt Nam. Theo Đỗ Tất Lợi và các nhà khoa2 học, quả Xà sàng có tác dụng tăng cường chức năng sinh dục – sinh sản ở nam giới [6]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hợp chất osthol chiết xuất từ quả Xà sàng có tác dụng làm tăng hoạt tính androgen trên động vật thực nghiệm, có tác dụng làm giãn cơ trơn thể hang cô lập… [7],[8],[9].
Tuy nhiên, ở nước ta và trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về độc tính cũng như tác dụng trên chức năng sinh sản, hành vi tình dục, khả năng cương dương của quả Xà sàng. Vì vậy, để cung cấp bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của cao chiết cồn từ quả Xà sàng (chế phẩm OS35) trong điều trị rối loạn sinh dục nam, đề tài Nghiên cứu độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35 trong thực nghiệm được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau đây:
1. Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của OS35 trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá hoạt tính androgen, tác dụng trên chức năng cương dương và hành vi tình dục của OS35 trên động vật thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chuột cống trắng gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………………3
1.1. Khái niệm rối loạn chức năng sinh dục nam …………………………………. 3
1.1.1. Rối loạn ham muốn tình dục ……………………………………………….. 4
1.1.2. Rối loạn cương dương ……………………………………………………….. 4
1.1.3. Rối loạn xuất tinh ………………………………………………………………. 4
1.1.4. Rối loạn cực khoái ……………………………………………………………… 5
1.1.5. Dương vật không xìu được sau giao hợp………………………………… 5
1.2. Các thuốc điều trị rối loạn sinh dục nam theo y học hiện đại …………… 5
1.2.1. Liệu pháp bổ sung hormon testosteron…………………………………… 7
1.2.2. Các thuốc điều trị rối loạn cương dương ………………………………. 12
1.3. Cơ chế bệnh sinh rối loạn sinh dục nam theo y học cổ truyền và một số
dược liệu điều trị rối loạn sinh dục nam đã được nghiên cứu thực
nghiệm ở Việt Nam ……………………………………………………………….. 19
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh rối loạn sinh dục nam theo y học cổ truyền ….. 19
1.3.2. Một số dược liệu điều trị rối loạn sinh dục nam đã được nghiên
cứu thực nghiệm ở Việt Nam……………………………………………… 20
1.4. Tổng quan về Xà sàng …………………………………………………………….. 22
1.4.1. Xà sàng…………………………………………………………………………… 22
1.4.2. Các nghiên cứu về quả Xà sàng ………………………………………….. 25
1.5. Các phương pháp nghiên cứu tác dụng trên chức năng sinh dục – sinh
sản nam trên thực nghiệm……………………………………………………….. 29
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu hành vi tình dục trên động vật thực nghiệm.29
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu chức năng cương dương trên thực nghiệm30
1.5.3. Các phương pháp nghiên cứu vai trò của hormon với hoạt động
tình dục trên thực nghiệm ………………………………………………….. 341.5.4. Các phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên hình thái cơ
quan sinh dục và khả năng sinh sản …………………………………….. 36
1.5.5. Các mô hình nghiên cứu trên động vật gây suy giảm sinh sản …. 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………… 41
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu…………………………………………………………… 41
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 41
2.3. Hóa chất, thuốc, máy móc và thiết bị phục vụ nghiên cứu …………….. 42
2.3.1. Hoá chất và thuốc …………………………………………………………….. 42
2.3.2. Máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu …………………………………. 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 43
2.4.1. Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của OS35 trên
động vật thực nghiệm ……………………………………………………….. 44
2.4.2. Đánh giá hoạt tính androgen của OS35 trên chuột cống đực non thiến..45
2.4.3. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chức năng cương dương ……… 46
2.4.4. Đánh giá tác dụng của OS35 trên hành vi tình dục trên chuột cống
trắng đực trưởng thành ……………………………………………………… 49
2.4.5. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chuột cống trắng đực bị gây suy
giảm sinh sản bởi natri valproat………………………………………….. 53
2.5. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………….. 56
2.6. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………….. 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………… 57
3.1. Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của OS35 trên động
vật thực nghiệm…………………………………………………………………….. 57
3.1.1. Xác định độc tính cấp của OS35 theo đường uống trên chuột nhắt trắng 57
3.1.2. Xác định độc tính bán trường diễn của OS35 theo đường uống trên
chuột cống trắng ………………………………………………………………. 58
3.2. Đánh giá hoạt tính androgen của OS35 trên chuột cống đực non thiến…… 693.3. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chức năng cương dương……………. 75
3.3.1. Đánh giá tác dụng của OS35 trên khả năng cương dương ở thỏ đực
trưởng thành ……………………………………………………………………. 75
3.3.2. Đánh giá tác dụng của OS35 lên áp lực thể hang (ICP) trên chuột
cống đực trưởng thành………………………………………………………. 77
3.4. Đánh giá tác dụng của OS35 trên hành vi tình dục trên chuột cống
trắng đực trưởng thành …………………………………………………………… 83
3.5. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chuột cống trắng đực bị gây suy giảm
sinh sản bởi natri valproat……………………………………………………….. 85
3.5.1. Đánh giá tác dụng bảo vệ của OS35 trên chuột cống trắng đực gây
suy giảm sinh sản bằng natri valproat ………………………………….. 85
3.5.2. Đánh giá tác dụng phục hồi của OS35 trên cấu trúc và chức năng
sinh sản của chuột cống trắng đực trưởng thành gây suy giảm sinh
sản bằng natri valproat………………………………………………………. 94
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………. 103
4.1. Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của OS35 trên động
vật thực nghiệm…………………………………………………………………… 103
4.1.1. Xác định độc tính cấp của OS35 theo đường uống trên chuột
nhắt trắng …………………………………………………………………….. 103
4.1.2. Xác định độc tính bán trường diễn của OS35 theo đường uống trên
chuột cống trắng …………………………………………………………….. 107
4.2. Đánh giá hoạt tính androgen của OS35 trên chuột cống đực non thiến 112
4.3. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chức năng cương dương………….. 119
4.3.1. Đánh giá tác dụng của OS35 trên khả năng cương dương ở thỏ đực
trưởng thành ………………………………………………………………….. 119
4.3.2. Đánh giá tác dụng của OS35 trên áp lực thể hang (ICP) trên chuột
cống đực trưởng thành…………………………………………………….. 1244.4. Đánh giá tác dụng của OS35 trên hành vi tình dục trên chuột cống đực
trưởng thành ……………………………………………………………………….. 130
4.4.1. Ảnh hưởng trên hoạt động nhảy ……………………………………….. 131
4.4.2. Ảnh hưởng trên hoạt động thâm nhập ………………………………… 134
4.4.3. Ảnh hưởng trên hoạt động xuất tinh ………………………………….. 135
4.5. Đánh giá tác dụng của OS35 trên chuột cống trắng đực bị gây suy giảm
sinh sản bằng natri valproat …………………………………………………… 137
4.5.1. Lí do lựa chọn natri valproat để gây suy giảm sinh sản trên chuột
cống đực……………………………………………………………………….. 137
4.5.2. Đánh giá tác dụng bảo vệ của thuốc thử OS35 trên chuột cống
trắng đực bị gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat…………. 139
4.5.3. Đánh giá tác dụng phục hồi của thuốc thử OS35 trên chuột cống
trắng đực bị gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat…………. 145
4.5.4. Bàn luận về cơ chế tác dụng của OS35 trên chuột gây suy giảm
sinh sản bằng natri valproat ……………………………………………… 150
4.5.5. Bàn luận về tác dụng của OS35 với lý luận và thực tiễn sử dụng
quả Xà sàng trên lâm sàng theo y học cổ truyền ………………….. 151
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 153
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………. 155
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tạp chí Nghiên cứu Y học số 90 (5) – 2014, trang 51-57, tên bài: “Tác dụng bảo vệ của chế phẩm OS35 trên cơ quan sinh sản của chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat”
2. Tạp chí Dược học số 458 – 2014, trang 43 – 48, tên bài: “Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm OS35 chiết xuất từ quả Xà sàng (Cnidium monnieri (L,) Cuss. trên động vật thực nghiệm”