Nghiên cứu giá trị của thang điểm Mini-Cog trong tầm soát sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương

Nghiên cứu giá trị của thang điểm Mini-Cog trong tầm soát sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.Trong vài chục năm qua dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ về qui mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Dự báo dân số của Tổng cục thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa từ 2017. Sự già hóa dân số sẽ làm thay đổi mô hình bệnh tật ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh lý người già như các bệnh mãn tính và thoái hóa ngày càng tăng. Trong đó sa sút trí tuệ thực sự ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu xét về mặt sức khỏe cộng đồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cũng như gia đình họ và là một trong những gánh nặng sức khỏe toàn cầu. Tính đến 2015 số người bị sa sút trí tuệ trên toàn thế giới ước tính 46,8 triệu người [1]. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương ước tính số người bị sa sút trí tuệ là 23 triệu vào 2015 [2]. Còn ở Việt Nam tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số địa phương là từ 5% đến 8% [3], [4], [5], [6]

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00367

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Sa sút trí tuệ đặc trưng bởi suy giảm chức năng nhận thức và sự suy giảm này đủ nặng để gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng hàng ngày. Diễn biến của sa sút trí tuệ kéo dài nhiều năm, qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng và cuối cùng tử vong do hậu quả các bệnh lý khác chủ yếu do nhiễm trùng [7],[8]. Sa sút trí tuệ được điều trị và quản lý từ giai đoạn sớm có hiệu quả tốt hơn, giúp cải thiện chức năng nhận thức, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân [7]. Do đó nhu cầu đặt ra là chẩn đoán sớm sa sút trí tuệ trong đó các trắc nghiệm đánh giá nhận thức trên lâm sàng đóng một vai trò quan trọng trong tầm soát sa sút trí tuệ [9]. Có nhiều bộ trắc nghiệm đánh giá nhận thức đã và đang sử dụng trên thế giới và cho thấy những giá trị nhất định trong chẩn đoán sàng lọc sa sút trí tuệ. Một trong các số đó là thang điểm Mini-Cog. Đây là thang điểm do tác giả Soo Borson, đại học Washington Hoa Kỳ mô tả năm 2001[10]. Thang điểm Mini-Cog có giá trị cao, được thực hiện khá nhanh, dễ thực hiện và đã được nghiên cứu đánh giá nhiều nơi trên thế giới cho thấy hiệu quả sàng lọc phát hiện sa sút trí tuệ, đặc biệt là sa sút trí tuệ giai đoạn sớm. Tại Việt Nam ngoài một nghiên cứu bước đầu với cỡ mẫu nhỏ và không có nhóm chứng của tác giả Trần Công Thắng và cộng sự (2007) về vai trò của thang điểm Mini-Cog trong phát hiện SSTT ở những người có than phiền về trí nhớ, chúng tôi chưa có nghiên cứu hệ thống nào về giá trị của thang điểm Mini-Cog trong sàng lọc SSTT cũng như sự thuận tiện áp dụng của trắc nghiệm này trong việc chẩn đoán sàng lọc SSTT ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giá trị của thang điểm Mini-Cog trong tầm soát sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương" với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Mini-Cog trong chẩn đoán sàng lọc sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. 2. So sánh giá trị của thang điểm Mini-Cog với trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ MMSE trong sàng lọc sa sút trí tuệ ở các bệnh nhân nghiên cứu.

 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ    3
1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ    3
1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ    4
1.2. Đặc điểm lâm sàng sa sút trí tuệ và các giai đoạn của sa sút trí tuệ    5
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ    5
1.2.2. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ    10
1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của sa sút trí tuệ    12
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ    14
1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV-TR    14
1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM 5    17
1.5. Vai trò của tầm soát sa sút trí tuệ    19
1.6. Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý sử dụng trong sàng lọc hội chứng sa sút trí tuệ    20
1.6.1. Thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu    20
1.6.2. Sử dụng bảng đánh giá Mini-Cog    21
1.7. Một số nghiên cứu về sa sút trí tuệ và các trắc nghiệm thần kinh – tâm lý sử dụng để trong sàng lọc sa sút trí tuệ    21
1.7.1. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới    21
1.7.2. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam    23
1.7.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá của các trắc nghiệm thần kinh trong chẩn đoán sa sút trí tuệ    24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.1. Đối tượng nghiên cứu    30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    30
2.3. Phương pháp nghiên cứu.    30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    30
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu    30
2.3.3. Quy trình nghiên cứu    31
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu    32
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng    33
2.4. Phân tích và xử lý số liệu    34
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài    35
2.6. Sơ đồ chung của nghiên cứu    36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    37
3.1.1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ    37
3.1.2. Tỷ lệ giới trong mẫu nghiên cứu    38
3.1.3. Một số đặc điểm nhân khẩu học    38
3.1.4. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sống    39
3.1.5. Đặc điểm về một số bệnh lý kèm theo    40
3.2. Phân bố người bệnh sa sút trí tuệ theo chẩn đoán    43
3.3. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Mini-Cog trong chẩn đoán sàng lọc sa sút trí tuệ    44
3.3.1.  Kết quả từng lĩnh vực nhận thức của trắc nghiệm Mini-Cog    44
3.3.2. Phân bố người bệnh SSTT theo trắc nghiệm Mini-Cog    45
3.3.3. Giá trị của thang điểm Mini-Cog theo chẩn đoán    45
3.3.4. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của Mini-Cog trong sàng lọc SSTT    46
3.4. So sánh giá trị của thang điểm Mini-Cog với MMSE trong tầm soát SSTT    47
3.4.1. Giá trị của thang điểm MMSE trong chẩn đoán sàng lọc SSTT    47
3.4.2. Phân loại bệnh nhân SSTT theo chẩn đoán, thang điểm MMSE và Mini-Cog    49
3.4.3. So sánh giá trị của thang điểm Mini-Cog với MMSE trong tầm soát SSTT    50
3.5. Một số ảnh hưởng từ đặc điểm của đến kết quả của thang điểm Mini-Cog    52
Chương 4: BÀN LUẬN    54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    55
4.1.1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ    55
4.1.2. Một số đặc điểm nhân khẩu học    55
4.1.4. Đặc điểm về một số bệnh lý kèm theo    63
4.1.3. Phân loại người bệnh theo thang điểm CDR    65
4.2. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Mini-Cog trong chẩn đoán sàng lọc sa sút trí tuệ.    66
4.3. So sánh giá trị của thang điểm Mini-Cog với trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí  thu nhỏ MMSE  trong tầm soát sa sút trí tuệ.    69
4.3.1. Kết quả của điểm trắc nghiệm MMSE    69
4.3.2. So sánh giá trị của thang điểm Mini-Cog và MMSE trong tầm soát SSTT    70
KẾT LUẬN    72
KIẾN NGHỊ    73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:     Một số kết quả nghiên cứu đánh giá trắc nghiệm Mini-Cog    28
Bảng 2.1.     Mức độ trí tuệ theo CDR    33
Bảng 2.2.     Phân loại huyết áp theo JNC -VIII- 2014    33
Bảng 2.3:     Đánh giá BMI dành riêng cho người châu Á-Thái Bình Dương    34
Bảng 3.1:     Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi    38
Bảng 3.2.     Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn và nghề nghiệp, nơi sống    39
Bảng 3.3.     Đặc điểm về một số bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu.    40
Bảng 3.4:     Tỷ lệ tăng huyết áp trong thời điểm nghiên cứu    41
Bảng 3.5.     Phân loại người bệnh theo BMI    41
Bảng 3.6:     Một số chỉ số cận lâm sàng của đối tượng    42
Bảng 3.7.     Phân loại người bệnh theo thang điểm CDR.    43
Bảng 3.8.     Kết quả từng lĩnh vực nhận thức trong bộ trắc nghiệm Mini-Cog    44
Bảng 3.9.     Phân bố người bệnh theo trắc nghiệm Mini-Cog    45
Bảng 3.10.     Giá trị chẩn đoán của Mini-Cog theo chẩn đoán lâm sàng    45
Bảng 3.11.     Giá trị chẩn đoán của Mini-Cog so với chẩn đoán SSTT trên lâm sàng    46
Bảng 3.12.    Phân loại bệnh nhân sa sút trí tuệ theo thang điểm MMSE    47
Bảng 3.13.     Giá trị chẩn đoán của thang điểm MMSE theo chẩn đoán lâm sàng    47
Bảng 3.14. Giá trị chẩn đoán của MMSE so với chẩn đoán SSTT trên lâm sàng    48
Bảng 3.15.     So sánh giá trị chẩn đoán của thang điểm MMSE  và thang điểm Mini-Cog.    51
Bảng 3.16.     Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thang điểm Mini-Cog    52
Bảng 4.1.     Phân loại người bệnh theo thang điểm CDR.    65
Bảng 4.2.     So sánh kết quả đánh giá thang điểm Mini-Cog của các tác giả    66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.    Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán về Sa sút trí tuệ    37
Biểu đồ 3.2.    Phân bố bệnh nhân theo giới tính    38
Biểu đồ 3.3.     Phân loại người bệnh theo thang điểm CDR    44
Biểu đồ 3.4.     Độ nhạy và độ đặc hiệu của trắc nghiệm Mini-Cog    46
Biểu đồ 3.5.     Độ nhạy và độ đặc hiệu của trắc nghiệm MMSE    48
Biểu đồ 3.6:     Phân loại bệnh nhân SSTT theo chẩn đoán, thang điểm MMSE và Mini-Cog    49
Biểu đồ 3.7:     Biểu đồ đường cong ROC của 2 test MMSE và Mini-Cog    50