Luận văn Nghiên cứu hình thái lâm sàng, thăm dò chức năng tai và chụp cắt lớp vi tính chấn thương tai giữa.Chấn thương tai giữa được biết đến rất sớm từ thời Hypocrate, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…, chấn thương tai giữa là chấn thương làm tổn thương một hoặc nhiều cấu trúc của tai giữa: vỡ xương chũm, vỡ các thành của hòm nhĩ, khung nhĩ, tổn thương hệ thống xương con. Tuỳ theo nguyên nhân mà bệnh cảnh chấn thương tai giữa có nhiều biểu hiện khác nhau, chấn thương tai giữa nằm trong bệnh cảnh chấn thương xương thái dương, nhưng không phải mọi chấn thương xương thái dương đều gây chấn thương tai giữa. Tỷ lệ chấn thương xương thái dương hiện nay chiếm khoảng 1% trong các bệnh lý về tai [17]. Vì vậy có thể gặp chấn thương tai giữa đơn thuần hoặc phối hợp với chấn thương tai trong, tai ngoài, liệt VII ngoại biên, chấn thương sọ não… Chấn thương tai giữa có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như mất sức nghe, biến chứng viêm màng não, rò dịch não tuỷ và đặc biệt gây liệt mặt do tổn thương ngoại biên dây thần kinh số VII, ảnh hưởng đến sức lao động cũng như thẩm mỹ cho người bệnh. [14]
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0268 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành nội soi và chẩn đoán hình ảnh cho phép chúng ta đánh giá được mức độ, vị trí tổn thương, cũng như sự can thiệp kịp thời của các phẫu thuật viên Tai Mũi Họng có thể làm hạn chế các tai biến và di chứng do chấn thương xương thái dương gây ra. Ngày nay do cơ chế mở cửa, kinh tế phát triển làm tăng các loại phương tiện cao tốc, tuy nhiên cơ sở hạ tầng trong đó có đường bộ đặc biệt là khu vực đô thị phát triển không tương xứng, vì vậy tai nạn giao thông đường bộ rất thường gặp. Theo Nguyễn Xuân Hòa thì trong chấn thương vỡ xương đá tai nạn giao thông chiếm 71,7%, [4], vì vậy khi tai nạn thường gây chấn thương tai, trong đó chủ yếu là chấn thương tai giữa. Chấn thương tai giữa nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nặng nề, mất sức nghe, liệt VII ngoại biên, chóng mặt …. Ở nước ta từ trước đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về chấn thương tai giữa. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và thăm dò chức năng tai trong chấn thương tai giữa.
2. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, thăm dò chức năng để đánh giá mức độ tổn thương tai giữa và đề xuất phương pháp can thiệp thích hợp.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề Trang
1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Sơ lược lịch sử 3
1.1.1. Nước ngoài 3
1.1.2. Trong nước 3
1.2. Giải phẫu tai giữa 4
1.2.1. Giải phẫu hòm nhĩ 4
1.2.2. Thượng nhĩ 6
1.2.3. Màng nhĩ 7
1.2.4. Hệ thống xương con 10
1.2.5. Giải phẫu xương chũm 12
1.2.6. Giải phẫu vòi nhĩ 13
1.3. Giải phẫu đường đi của dây VII đoạn trong XTD 13
1.3.1. Đường đi trong ống tai trong 13
1.3.2. Đoạn 1 cống Fallope 13
1.3.3. Vùng hạch gối 14
1.3.4. Đoạn 2 của cống Fallope 14
1.3.5. Khuỷu thứ 2 của dây VII 14
1.3.6. Đoạn 3 của cống Fallope 14
1.4. Bệnh học chấn thương tai giữa 15
1.4.1. Chấn thương tai giữa đơn thuần 15
1.4.2. Chấn thương phối hợp 15
1.4.3. Hậu quả của vỡ xương thái dương 18
1.5. Triệu chứng lâm sàng CTTG đơn thuần 21
1.5.1. Triệu chứng cơ năng 21
1.5.2. Triệu chứng thực thể 21
1.6. Triệu chứng lâm sàng của CTTG phối hợp 21
1.6.1. Triệu chứng của liệt VII ngoại biên 21
1.6.2. Triệu chứng của tổn thương não, màng não phối hợp 22
1.6.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của tổn thương tai trong 22
1.7 Triệu chứng cận lâm sàng 22
1.7.1. Thính lực đồ 22
1.7.2. Chụp CLVT xương thái dương 23
1.8 Chẩn đoán 25
1.8.1. Chẩn đoán xác định 2 5
1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 25 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Bệnh nhân 26
2.1.2. T iêu chuẩn lựa chọn 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Tiêu chí đánh giá 28
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin và phương tiện nghiên cứu 30
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu 32 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
3.1. Đặc điểm chung 33
3.2. Lý do vào viện 36
3.3. Đặc điểm lâm sàng 36
3.3.1. Triệu chứng cơ năng 36
3.3.2. Triệu chứng thực thể 3 8
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng 41
3.4.1. Phim chụp CLVT xương thái dương 41
3.4.2. Thính lực đồ 45
3.5. Mối liên quan giữa các đường vỡ với tổn thương khác 46
3.5.1. Liên quan giữa thính lực và đường vỡ 46
3.5.2. Liên quan giữa lâm sàng và chụp CLVT 48 Chương 4: Bàn luận 49
4.1. Đặc điểm chung 49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 49
4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 49
4.1.3. Về nguyên nhân 50
4.1.4. Đặc điểm về nơi cư trú 50
4.1.5. Về thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện TMH TƯ 51
4.1.6. Lý do vào viện 51
4.2. Đặc điểm lâm sàng 51
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 51
4.2.2. Triệu chứng thực thể 52
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 55
4.3.1. Phim chụp CLVT xương thái dương 55
4.3.2. Thăm dò chức năng tai 58
4.4. Đối chiếu giữa lâm sàng, TLĐ và CLVT 58
4.4.1. Đối chiếu giữa lâm sàng và chụp CLVT 58
4.4.2. Đối chiếu giữa thính lực với phim CLVT 59
4.5. Đề xuất biện pháp can thiệp 60 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo
Phụ lục