Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức.Ung thư bàng quang là một tình trạng bệnh lý ác tính đường tiết niệu thường gặp. Trên thế giới bệnh lý này đứng thứ 6 trong các loại ung thư thường gặp [1], hàng năm có khoảng hơn 420.000 trường hợp mới mắc [2]. Tỷ lệ mắc loại ung thư này cao ở Bắc Mỹ, đông Địa Trung Hải, phía nam và Tây Âu, một vài vùng ở Bắc Phi, đặc biệt cao nhất ở Ai Cập [3].
Ở Việt nam, ung thư bàng quang chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý ung thư đường tiết niệu. Theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2002 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có 427 trường hợp ung thư bàng quang. Trong đó 51,75% là u tái phát, 48,25% là u mới phát hiện [4].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2021.00128 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Ung thư bàng quang nông hay ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là loại ung thư mà thương tổn còn giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc màng đáy, chưa xâm lấn xuống lớp cơ, gồm các giai đoạn Ta, Tis, T1. Tại Mỹ và Châu Âu, ở lần khám đầu tiên khoảng 70% là u bàng quang nông, Ở Việt nam, bệnh nhân thường đến khám muộn nên tỷ lệ u xâm lấn thường cao hơn [5].
Ung thư bàng quang nông đặc trưng bởi nguy cơ cao bị tái phát sau khi khối ung thư được cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo; tỷ lệ tái phát sau 1 năm từ 15% đến 61%, sau 5 năm từ 31% đến 78% [6]. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tỷ lệ tái phát là 8,02% sau 12 tháng đối với bệnh nhân ung thư bàng quang nông được điều trị bằng bơm mitomycin C sau phẫu thuật nội soi [7]. Các yếu tố tiên lượng nguy cơ u bàng quang tái phát và xâm lấn gồm có: Kích thước u, số lượng u, đáp ứng của khối ung thư với hóa trị trong bàng quang, cấp độ của khối ung thư theo phân loại mô bệnh học, có hiện hữu hay không các khối ung thư tại chỗ – carcinoma in situ [6],[8],[9].
Triệu chứng lâm sàng của ung thư bàng quang nông thường gặp là tiểu máu đại thể, với đặc điểm tái đi tái lại. Nội soi giữ một vai trò quan trọng trong chẩn đoán u bàng quang. Phẫu thuật cắt đốt nội soi u bàng quang qua niệu đạo là phương thức điều trị chính khi khối u còn chưa xâm lấn cơ.
Điều trị ung thư bàng quang nông phải đạt được 3 mục tiêu: Loại bỏ khối u; dự phòng tái phát và phòng chống u phát triển xâm lấn. Để giảm tỉ lệ tái phát và xâm lấn, biện pháp điều trị đối với ung thư bàng quang nông là áp dụng liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật nội soi cắt u qua đường niệu đạo. Liệu pháp bổ trợ tại chỗ trong bàng quang bao gồm hóa trị liệu và miễn dịch trị liệu. Hóa trị liệu sử dụng mitomycin C, doxorubicin … sau phẫu thuật đã được áp dụng trên thế giới và Việt Nam [7],[10],[11],[12],[13],[14].
Vì nhiều lý do, hóa trị liệu sau phẫu thuật chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đủ liệu trình sẽ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư. Việc lựa chọn dùng loại liệu pháp bổ trợ nào, liệu trình ra sao, thời điểm bắt đầu dùng khi nào phụ thuộc vào nguy cơ tái phát của khối u sau khi đã cắt bỏ. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, gần đây dược phẩm doxorubicin được sử dụng một cách thường qui cho hầu hết các bệnh nhân sau mổ nội soi u bàng quang nông và mang lại kết quả đáng khích lệ. Mặt khác, mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng nguy cơ tái phát của ung thư bàng quang với tỷ lệ tái phát chưa được nghiên cứu nào ở nước ta đánh giá đầy đủ. Trên cơ sở thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức", với
mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh lý, đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi cắt u kết hợp bơm doxorubicin vào bàng quang sau phẫu thuật.
2. Nghiên cứu mối liên quan của một số yếu tố, nhóm nguy cơ tới tỷ lệ tái phát ung thư bàng quang nông ở nhóm bệnh nhân trên
Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1.Dịch tễ học ung thư bàng quang ………………………………………………………… 3
1.1.1.Trên thế giới …………………………………………………………………………….. 3
1.1.2.Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………. 4
1.2.Giải phẫu bàng quang ………………………………………………………………………. 4
1.3.Đặc điểm giải phẫu bệnh, phân chia giai đoạn ung thư bàng quang …………. 5
1.3.1.Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư bàng quang ……………………………….. 5
1.3.2.Sự phân chia giai đoạn ung thư bàng quang …………………………………… 7
1.4.Chẩn đoán ung thư bàng quang ……………………………………………………….. 10
1.4.1.Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………………. 10
1.4.2.Các dấu hiệu cận lâm sàng ………………………………………………………… 10
1.5.Điều trị ung thư bàng quang nông (UTBQN) …………………………………….. 16
1.5.1.Một số hướng dẫn điều trị bổ túc ……………………………………………….. 16
1.5.2.Phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo (TUR) ………………………………… 18
1.5.3.Liệu pháp bổ trợ tại chỗ bằng hóa chất sau TUR ………………………….. 19
1.6.Các yếu tố tiên lượng tái phát của ung thư bàng quang nông ………………… 26
1.6.1.Các yếu tố lâm sàng và giải phẫu bệnh ……………………………………….. 26
1.6.2.Vai trò của điều trị …………………………………………………………………… 26
1.6.3.Vai trò của các dấu ấn trong nước tiểu ………………………………………… 27
1.6.4.Vai trò của soi bàng quang bằng ánh sáng huỳnh quang ………………… 27
1.7.Một số nghiên cứu về điều trị ung thư bàng quang nông ……………………… 28
1.7.1.Trên thế giới …………………………………………………………………………… 28
1.7.2.Tại Việt Nam ………………………………………………………………………….. 31
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………… 34
2.1.Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 342.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân …………………………………………………. 34
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ……………………………………………………. 34
2.2.Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………… 34
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 34
2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 34
2.2.3.Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………. 35
2.2.4.Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………….. 35
2.2.5.Quy trình phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua niệu đạo – TUR …. 38
2.2.6.Quy trình bơm doxorubicin vào bàng quang sau TUR …………………… 39
2.2.7.Thu thập các biến số và chỉ số nghiên cứu …………………………………… 41
2.3.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………….. 52
2.4. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 53
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 54
3.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ………………………………………………………. 54
3.1.1.Một số đặc điểm chung …………………………………………………………….. 54
3.1.2.Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ………………………………. 57
3.2.Một số đặc điểm của khối u và phân nhóm nguy cơ ……………………………. 59
3.2.1.Một số đặc điểm của khối u ………………………………………………………. 59
3.2.2.Phân nhóm nguy cơ …………………………………………………………………. 65
3.3.Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng TUR + doxorubicin ……… 65
3.3.1.Một số tiêu chí phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo …………………….. 65
3.3.2.Kết quả sớm sau phẫu thuật ………………………………………………………. 66
3.3.3.Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u …………………………………… 66
3.3.4.Kết quả lâu dài ………………………………………………………………………… 67
3.3.5.Đánh giá tác dụng không mong muốn ………………………………………… 70
3.4.Đánh giá mối liên quan của một số yếu tố với tỷ lệ tái phát ………………….. 71
3.4.1.Mối tương quan giữa một số yếu tố lâm sàng, GPB với tỷ lệ tái phát . 713.4.2.Mối liên quan giữa kích thước u với tỷ lệ tái phát …………………………. 72
3.4.3.Mối liên quan giữa hình dáng u với tỷ lệ tái phát ………………………….. 72
3.4.4.Mối liên quan giữa giai đoạn u, độ biệt hóa u với tỷ lệ tái phát ……….. 73
3.4.5.Mối liên quan giữa các nhóm nguy cơ theo EAU với tỷ lệ tái phát ….. 75
3.4.6.Mối liên quan giữa mức điểm tái phát theo EORTC với tỷ lệ tái phát . 75
3.4.7.Thời gian tái phát của các nhóm mức điểm theo EORTC ………………. 76
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 78
4.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ………………………………………………………. 78
4.1.1.Một số đặc điểm chung …………………………………………………………….. 78
4.1.2.Chẩn đoán ung thư bàng quang nông ………………………………………….. 81
4.2.Một số đặc điểm của khối u và phân nhóm nguy cơ ……………………………. 87
4.2.1.Một số đặc điểm của khối u ………………………………………………………. 87
4.2.2.Phân nhóm nguy cơ …………………………………………………………………. 91
4.3.Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng TUR + doxorubicin ……… 92
4.3.1.Phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua niệu đạo – TUR ……………….. 92
4.3.2.Hóa trị liệu doxorubicin ………………………………………………………….. 100
4.3.3.Kết quả lâu dài ………………………………………………………………………. 104
4.3.4.Tác dụng phụ của doxorubicin …………………………………………………. 111
4.4.Các yếu tố tiên lượng tái phát của ung thư bàng quang nông ………………. 114
4.4.1.Phân tích riêng rẽ các yếu tố tiên lượng tái phát của UTBQN………… 114
4.4.2.Mối liên quan giữa các nhóm nguy cơ với tỷ lệ tái phát ……………….. 119
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 123
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………. 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Mức độ thiếu máu mạn tính …………………………………………………….. 42
Bảng 2.2.Mức độ suy thận mạn tính ………………………………………………………. 42
Bảng 2.3.Nhóm nguy cơ tái phát theo EAU ……………………………………………. 46
Bảng 2.4.Điểm các yếu tố nguy cơ tái phát, xâm lấn theo EORTC ……………… 47
Bảng 2.5.Mức độ nguy cơ dựa vào tổng điểm tái phát, xâm lấn …………………. 47
Bảng 3.1.Phân bố theo nhóm tuổi, giới tính …………………………………………….. 54
Bảng 3.2.Phân bố theo nghề nghiệp, các yếu tố nguy cơ …………………………… 55
Bảng 3.3.Tiền sử bị u bàng quang và thời gian phát hiện bệnh …………………… 56
Bảng 3.4.Lý do vào viện ……………………………………………………………………… 57
Bảng 3.5.Triệu chứng thiếu máu …………………………………………………………… 57
Bảng 3.6.Chức năng thận …………………………………………………………………….. 58
Bảng 3.7.Đối chiếu số lượng u giữa siêu âm và trong mổ ………………………….. 58
Bảng 3.8.Đối chiếu kích thước u giữa siêu âm và CT Scanner …………………… 59
Bảng 3.9.Số lượng, kích thước, tần suất tái phát, giai đoạn, độ biệt hóa u ……. 59
Bảng 3.10.Vị trí, hình dáng khối u ………………………………………………………… 61
Bảng 3.11.Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với số lượng, kích thước
khối u (n = 37) ……………………………………………………………………………………. 62
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với giai đoạn, độ biệt hóa
u (n = 37) ………………………………………………………………………………………….. 62
Bảng 3.13.Mối liên quan giữa tiền sử bị u BQ với giai đoạn, độ biệt hóa u ….. 63
Bảng 3.14.Mối liên quan giữa số lượng khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u …. 63
Bảng 3.15.Mối liên quan giữa kích thước khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u . 64
Bảng 3.16.Mối liên quan giữa hình dáng khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u … 64
Bảng 3.17.Phân nhóm nguy cơ tái phát theo EAU và EORTC …………………… 65
Bảng 3.18.Kết quả sớm sau phẫu thuật …………………………………………………… 66Bảng 3.19.Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u sau phẫu thuật 3 tháng . 66
Bảng 3.20.Số lần tái phát ……………………………………………………………………… 68
Bảng 3.21.Thời gian tái phát (tính đến lần tái phát đầu tiên) ……………………… 68
Bảng 3.22.Tỷ lệ sống không có u ………………………………………………………….. 69
Bảng 3.23.Triệu chứng tại chỗ sau khi bơm doxorubicin bàng quang ………….. 70
Bảng 3.24.Đánh giá chỉ số công thức máu, creatinin sau phẫu thuật 3 tháng … 70
Bảng 3.25.Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ tái phát …………………….. 71
Bảng 3.26.Mối liên quan giữa kích thước u với tỷ lệ tái phát …………………….. 72
Bảng 3.27.Mối liên quan giữa hình dáng u với tỷ lệ tái phát ………………………. 72
Bảng 3.28.Mối liên quan giữa giai đoạn u với tỷ lệ tái phát ……………………….. 73
Bảng 3.29.Mối liên quan giữa độ biệt hóa u với tỷ lệ tái phát …………………….. 73
Bảng 3.30.Thời gian tái phát của các nhóm giai đoạn u và độ biệt hóa u ……… 74
Bảng 3.31.Liên quan giữa các nhóm nguy cơ theo EAU với tỷ lệ tái phát ……. 75
Bảng 3.32.Liên quan giữa các mức điểm theo EORTC với tỷ lệ tái phát ……… 75
Bảng 3.33.Tỷ lệ tái phát theo thời gian của các mức điểm theo EORTC ……… 76
Bảng 4.1.Phác đồ dùng doxorubicin của một số nghiên cứu …………………….. 104
Bảng 4.2.So sánh tỷ lệ tái phát của một số tác giả ………………………………….. 107
Bảng 4.3.Tác dụng phụ của doxorubicin theo một số nghiên cứu ……………… 113
Bảng 4.4.Tỷ lệ tái phát của giai đoạn Ta, T1 theo một số nghiên cứu ………… 118
Bảng 4.5.Tỷ lệ tái phát của các nhóm G1, G2, G3 theo một số nghiên cứu … 119
Bảng 4.6.Xác suất tái phát của UTBQN theo bảng điểm EORTC …………….. 122DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ giới tính (n = 59) ……………………………………………………….. 55
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ giai đoạn và độ biệt hóa tế bào u (n = 59) ………………………. 60
Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ tái phát theo nhóm giai đoạn u và độ biệt hóa u (n = 10) …. 67
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ sống không có u theo thời gian (biểu đồ Kaplan-Meier) …… 69
Biểu đồ 3.5.Thời gian tái phát của các nhóm giai đoạn, độ biệt hóa u (n = 13) .74
Biểu đồ 3.6.Liên quan giữa mức điểm theo EORTC với tỷ lệ tái phát (n = 59). 76
Biểu đồ 3.7.Tỷ lệ tái phát theo thời gian của các nhóm mức điểm theo EORTC
(n = 59) …………………………………………………………………………………………….. 77
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang trên thế giới năm 2018 …………………… 4
Hình 1.2.Hình ảnh đại thể ung thư bàng quang ………………………………………….. 6
Hình 1.3.Hình ảnh vi thể của ung thư tế bào chuyển tiếp …………………………….. 6
Hình 1.4.Hình ảnh vi thể của ung thư bàng quang ……………………………………… 7
Hình 1.5.Hình ảnh phân chia giai đoạn ung thư theo mức độ xâm lấn …………… 9
Hình 1.6.Hình ảnh vi thể của ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp ……………… 10
Hình 1.7.Hình ảnh ung thư bàng quang trên siêu âm ………………………………… 11
Hình 1.8.Hình ảnh ung thư bàng quang trên phim CT Scanner …………………… 12
Hình 1.9.Hình ảnh ung thư biểu mô thể nhú trên phim cộng hượng từ ………… 13
Hình 1.10.Hình ảnh ung thư BQ dạng CIS dưới ánh sáng NBI …………………… 15
Hình 1.11.Hình ảnh ung thư BQ dạng CIS dưới ánh sáng huỳnh quang ………. 15
Hình 1.12.Cấu trúc doxorubicin (C27H29NO11) ………………………………………… 21
Hình 1.13.Cấu trúc mitomycin C (C15H18N4O5) ……………………………………….. 24
Hình 2.1.Vị trí của khối u trong bàng quang ……………………………………………. 4