Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam.Cơ sở bán lẻ thuốc (CSBLT) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Ở nhiều nước có mức thu nhập thấp và trung bình, nhà thuốc là kênh chính để người dân mua thuốc và trao đổi thông tin khi có vấn đề về sức khỏe [60]. Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy khoảng 65%-80% người dân có vấn đề sức khỏe sẽ tìm đến CSBLT trước khi đến với dịch vụ y tế khác [33, 123]. Do đó, người bán lẻ thuốc (NBT) là người đầu tiên mà người dân dễ dàng tiếp cận nhất, thực hiện việc cung cấp, tư vấn sử dụng thuốc trong cộng đồng. Với mạng lưới các CSBLT đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, để có thể phát huy vai trò của CSBLT trong cung ứng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kiến thức, thái độ và thực hành của NBT có vai trò rất quan trọng. Nếu kiến thức, thái độ, thực hành của NBT không phù hợp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gia tăng gánh nặng chi phí điều trị và trầm trọng nhất có thể là tính mạng của người bệnh [60].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2021.00095

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Tuy nhiên, thực tế hoạt động của hệ thống này đang tồn tại một số vấn đề bất cập đặc biệt là NBT bán kháng sinh mà không có đơn thuốc và CSBLT trở thành địa điểmcung cấp kháng sinh bất hợp lý trong cộng đồng [98]. Trong khi kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt các nước đang phát triển như Việt Nam, kháng sinh cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu kháng kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng kháng kháng sinh đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đe dọa đến an ninh y tế toàn cầu, vì vậy đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phải có can thiệp mạnh mẽ nhằm tránh khỏi việc nhân loại quay trở về thời kỳ hậu kháng sinh [135]. Việt Nam là quốc gia đang phải đối mặt với mức độ và tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc cả ở trong bệnh viện cũng như ở ngoài cộng đồng [11, 23].
Đáng quan ngại hơn, mặc dù đã xây dựng nhiều chương trình và kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc (giai đoạn 2013-2020) nhằm giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh [11], nhưng Việt Nam là một trong 3 quốc gia có tốc độ gia tăng mức tiêu thụ kháng sinh cao nhất trên thế giới [56]. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thực trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam là tình trạng2 lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, tự sử dụng kháng sinh khi không có đơn của bác sỹ, người dân có thể tự ý mua kháng sinh không có đơn ở các nhà thuốc hoặc theo lời khuyên của NBT [11, 23]. Nghiên cứu quan sát tại 30 nhà thuốc năm 2011 ở Hà Nội đã cho thấy phần lớn kháng sinh được bán không đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn) [55]. Có lẽ điều này góp phần khiến Việt Nam đang rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng thuốc trên thế giới. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp riêng đối với CSBLT nhằm giải quyết vấn đề bán kháng sinh không có đơn ở Việt Nam [11].
Bên cạnh đó, rà soát y văn về các nghiên cứu liên quan kể từ khi Việt Nam hoàn thành lộ trình áp dụng “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” cho thấy, hầu hết các nghiên cứu mới dừng ở việc tập trung phản ánh thực trạng một số khía cạnh hoạt động của loại hình nhà thuốc như cơ sở vật chất, trang thiết bị, hổ sơ, sổ sách, hoạt động sắp xếp, bảo quản thuốc, kỹ năng thực hành bán thuốc, thực trạng bán kháng sinh không đơn tại một địa phương đơn lẻ [20, 24, 31, 55] mà chưa đề cập toàn diện các khía cạnh về kiến thức, thái độ của NBT về kháng sinh và chưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán kháng sinh không đơn của NBT tại CSBLT. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh tại nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay ra sao? Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT tại nhà thuốc, quầy thuốc như thế nào? Trên cơ sở đó đề xuất và triển khai các can thiệp phù hợp để cải thiện thực trạng bán kháng sinh không đơn tại CSBLT. Dựa trên nền tảng và phát triển từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế, luận án “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu như sau:
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc đối với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2017-2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam.3
Kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ vọng sẽ cung cấp được những bằng chứng khoa học, toàn diện và hữu ích về kiến thức, thái độ, thực hành của NBT tại CSBLT đối với hoạt động bán kháng sinh, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi bán kháng sinh không đơn. Từ đó, đề xuất được các giải pháp hữu hiệu, phù hợp trong bối cảnh hiện nay, góp phần đảm bảo và tăng cường chất lượng hành nghề và sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, giảm tình trạng bán kháng sinh không đơn ở Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………………………..4
1.1. Quản lý kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc……………………………………4
1.1.1. Quản lý kháng sinh tại các CSBLT trên thế giới ………………………………….4
1.1.2. Quản lý sử dụng kháng sinh tại các CSBLT ở Việt Nam………………………..6
1.1.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ……………………………….10
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của NBT……………………13
1.2.1. Phương pháp sử dụng khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của
người bán thuốc với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc……………13
1.2.2. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh……………………………………15
1.2.3. Thái độ của người bán thuốc về kháng sinh ………………………………………18
1.2.4. Thực hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh ……………………….19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT
………………………………………………………………………………………………………………23
1.3.1. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng NBT bán kháng sinh không đơn
…………………………………………………………………………………………………………..23
1.3.2. Cơ sở lý thuyết xác định yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ của
NBT…………………………………………………………………………………………………….27
1.3.3. Một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết dự định hành vi xác định yếu tố ảnh
hưởng đến thực hành của NBT ………………………………………………………………..29
1.5. Đặc điểm CSBLT tại Việt Nam và thông tin chung về địa bàn khảo sát …31
1.6. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài …………………………………………………….34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….35iv
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………..35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………………….35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………..35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………………….35
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………..35
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………..39
2.4.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng ……………..39
2.4.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính ………………..40
2.5. Các biến số và chủ đề trong nghiên cứu ……………………………………………..42
2.5.1.Biến số trong nghiên cứu định lượng ………………………………………………..42
2.5.2. Chủ đề trong nghiên cứu định tính…………………………………………………..46
2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ……………………………………………………………47
2.6.1.Kỹ thuật thu thập dữ liệu ………………………………………………………………..47
2.6.2. Xây dựng và thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu……………………………….48
2.6.3. Quá trình thu thập dữ liệu ……………………………………………………………..51
2.7. Xử lý và phân tích số liệu: ………………………………………………………………….54
2.7.1. Xử lý dữ liệu ………………………………………………………………………………..54
2.7.2. Phân tích dữ liệu ………………………………………………………………………….55
2.8. Biện pháp hạn chế sai số trong thu thập dữ liệu …………………………………..58
2.9. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………………..58
2.10. Thông tin về đề tài và vai trò của nghiên cứu sinh………………………………59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..60
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………60
3.1.1.Thông tin chung về cơ sở bán lẻ thuốc………………………………………………60
3.1.2.Thông tin chung về người bán thuốc tham gia nghiên cứu ……………………60
3.1.3.Thông tin chung về khách hàng mua kháng sinh tham gia nghiên cứu ……61
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc đối với hoạt động bán
kháng sinh tại CSBLT……………………………………………………………………………..62
3.2.1. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh……………………………………62
3.2.2. Thái độ của người bán thuốc về kháng sinh ………………………………………68v
3.2.3. Thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc thông qua phương pháp
đóng vai khách hàng ……………………………………………………………………………..71
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không
đơn của NBT tại cơ sở bán lẻ thuốc…………………………………………………………..79
3.3.1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không có
đơn theo quan điểm của người bán thuốc (nghiên cứu định tính) ………………….80
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hành vi bán kháng sinh
không đơn của NBT……………………………………………………………………………….91
3.3.3. Phân tích một số yếu tố từ phía khách hàng mua thuốc ảnh hưởng đến việc
bán kháng sinh không đơn của NBT …………………………………………………………98
3.3.4. Xác định một số yếu tố từ phía công tác quản lý dược ảnh hưởng đến thực
hành bán kháng sinh không đơn của NBT ……………………………………………….101
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………106
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc đối với hoạt
động bán kháng sinh ……………………………………………………………………………..107
4.1.1. Bàn luận về thang đo đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người
bán thuốc đối với hoạt động bán kháng sinh ……………………………………………107
4.1.2. Bàn luận về thực trạng kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh ….109
4.1.3. Bàn luận về thực trạng thái độ của người bán thuốc về kháng sinh …….117
4.1.4. Bàn luận về thực trạng thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc thông
qua phương pháp đóng vai khách hàng …………………………………………………..119
4.1.5. Bàn luận về «khoảng cách» giữa kiến thức, thái độ và thực hành……….124
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không có đơn của NBT
…………………………………………………………………………………………………………….126
4.2.1. Bàn luận về thang đo yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không
đơn của NBT ………………………………………………………………………………………126
4.2.2. Bàn luận về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hành bán kháng
sinh không đơn……………………………………………………………………………………128
4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu………………………………………………….135
4.4. Bàn luận về tính mới và ý nghĩa nghiên cứu ………………………………………136vi
4.4.1 Tính mới của đề tài………………………………………………………………………136
4.4.2. Đóng góp về ý nghĩa thực tiễn ………………………………………………………137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………139
1. Kết luận…………………………………………………………………………………………….139
1.1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về hoạt
động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh, thành phố ở
Việt nam năm 2017-2018………………………………………………………………………139
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT
…………………………………………………………………………………………………………140
2.Kiến nghị……………………………………………………………………………………………141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên tắc tư vấn sử dụng kháng sinh theo đơn tại nhà thuốc …………..5
Bảng 1.2. So sánh các phương pháp trong đánh giá thực hành của NBT ………….14
Bảng 1.3. Kiến thức của NBT về kháng sinh trong nghiên cứu trên thế giới ……..16
Bảng 1.4. Nội dung khai thác thông tin và tư vấn khi bán KSKĐ tại nhà thuốc .23
Bảng 1.5. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bán kháng sinh không đơn.24
Bảng 1.6. Tổng hợp các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thực hành của NBT…..29
Bảng 1.7. Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017 ………….31
Bảng 1.8. Một số thông tin chung về địa bàn khảo sát (số liệu năm 2017)………….33
Bảng 2.9. Các thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong phạm vi đề tài………………38
Bảng 2.10. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của các nội dung nghiên cứu ……41
Bảng 2.11. Các nhóm biến số chính trong nghiên cứu định lượng ………………………..43
Bảng 2.12. Các chủ đề trong nghiên cứu định tính …………………………………………..46
Bảng 3.13. Thông tin chung về cơ sở bán lẻ thuốc khảo sát ………………………………60
Bảng 3.14. Thông tin chung về NBT tham gia khảo sát…………………………………….61
Bảng 3.15. Thông tin chung về khách hàng mua kháng sinh đã khảo sát ………….62
Bảng 3.16. Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức đúng về quy định bán kháng sinh62
Bảng 3.17. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh63
Bảng 3.18. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về nguy cơ sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh…………………………………………………………………………………………………………64
Bảng 3.19. Kiến thức của người bán thuốc khi xử lý một số tình huống cụ thể ….64
Bảng 3.20. Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về kháng sinh cho NBT …………..66
Bảng 3.21. Tổng điểm kiến thức chung theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu…….67
Bảng 3.22. Thái độ về vai trò của NBT đối với sử dụng kháng sinh trong cộng
đồng…………………………………………………………………………………………………………………..68
Bảng 3.23. Thái độ của người bán thuốc về việc bán kháng sinh không đơn……..68
Bảng 3.24. Quan điểm của người bán lẻ thuốc về những khó khăn đối với hoạt động
bán kháng sinh tại CSBLT………………………… ……………………………………………………69
Bảng 3.25. Tổng điểm thái độ chung theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu ………..70ix
Bảng 3.26.Tỷ lệ bán kháng sinh không có đơn tại CSBLT khảo sát ………………….71
Bảng 3.27. Đặc điểm kháng sinh được NBT bán không có đơn…………………………73
Bảng 3.28. Một số vấn đề liên quan đến thuốc trong tình huống ARI trẻ em …….74
Bảng 3.29. Thông tin được khai thác trường hợp bán kháng sinh…………………….75
Bảng 3.30. Thông tin được NBT tư vấn khi bán kháng sinh không đơn ……………77
Bảng 3.31. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lường yếu tố ảnh hưởng thực hành
bán kháng sinh không đơn của NBT………………………………………………………………..92
Bảng 3.32. Hệ số tải nhân tố các biến quan sát đo lường yếu tố ảnh hưởng thực
hành bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc……………………………………..93
Bảng 3.33. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhân tố ảnh hưởng đến thực hành
bán KSKĐ của NBT tại CSBLT………………………………………………………………………94
Bảng 3.34. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhân tố ảnh hưởng đến thực hành
bán kháng sinh không đơn của NBT tại CSBLT (mô hình 2)……………………………96
Bảng 3.35. Tóm tắt mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến
bán thực hành kháng sinh không đơn của NBT……………………………………………….96
Bảng 3.36. Lý do khách hàng đến nhà thuốc mà không đi khám bác sĩ …………….98
Bảng 3.37. Nhận thức về hành vi mua kháng sinh không đơn của khách hàng và
mức độ đồng ý đi khám bác sĩ………………………………………………………………………….99
Bảng 3.38. Triệu chứng bệnh khách hàng có nhu cầu điều trị,………………………..100
Bảng 3.39. Hồi quy đa biến logistics các yếu tố liên quan đến khách hàng……….10