Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong, sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016.Thời kỳ sinh nở của người phụ nữ là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.01481 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Theo tổ chức y tế thế giới, 303.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến mang thai và sinh nở, 5,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong và trong số đó 45% là tử vong trong vòng 28 ngày sau sinh [1]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ không thể sống sót sau tuần đầu tiên. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [2].
Chăm sóc trước sinh là chăm sóc những sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh và được chuẩn bị nuôi dưỡng tốt. Nội dung bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng dẫn và xác định nơi sinh, giải thích những biến chứng có thể xảy ra, địa điểm khám và xử trí để đảm bảo an toàn [3]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tâm thần sau sinh… Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý… [4]. Nếu bản thân bà mẹ có nhiều kiến thức và hiểu biết về chăm sóc trước, trong và sau sinh cũng như sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, đặc biệt là sự quan tâm và chăm sóc của cán bộ y tế sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh để điều trị cũng như góp phần để người mẹ chóng hồi phục về sức khỏe và trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới sau sinh và tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe cho họ. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh chưa được quan tâm một cách đúng mực. Ở rất nhiều quốc gia, hầu hết ở những nước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển, các bà mẹ rất ít hoặc thậm chí không nhận được bất cứ một hoạt động chăm sóc sau sinh nào, ví dụ 90% bà mẹ Ethiopia, 85% bà mẹ ở Mali, và 70% bà mẹ ở Ruwanda [5].
Theo một số nghiên cứu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trước, trong và sau sinh. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có một số yếu tố kinh tế – xã hội được kể đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến kiến thức, thực hành trước, trong và sau sinh [6], [7], [8], [9]. Một số yếu tố khác có thể cản trở phụ nữ tiếp cận chăm sóc trước sinh và sau sinh như hiểu biết kém, khoảng cách mỗi lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về di cư [10]. Một số các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, niềm tin tại địa phương có những ảnh hưởng quyết định về việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi chăm sóc này [3], [6], [11], [10]. Trong giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt có hành vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [12].
Tại Việt Nam nói chung và tại Đắc Lắc nói riêng, công tác chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh còn rất nhiều bất cập, mặt khác tăng cường kiến thức cho bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp bà mẹ phát hiện và có cách xử trí kịp thời tránh được bệnh tật và tử vong cho bản thân mình và con. Chính từ nhu cầu đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong, sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016” với 2 mục tiêu chính:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong, sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong, sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016
1. UNDP (2015), Baó cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, truy cập ngày 10-6-2017, tại trang web http://www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/home/library/mdg/country-report-mdg-2015.html.
2. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, Nhà xuất bản y học.
3. PATH (2011), Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ chẩn đoán Lao tại Việt Nam.
4. Bộ Y tế và Tổng cục thống kê (2003), "Báo cáo chuyên đề: Thực trạng khu vực y tế tư nhân- Điều tra y tế quốc gia 2001-2002", tr. 108.
5. Bộ môn quản lý và tổ chức y tế Trường Đại học Y Hà Nội (2015), Bài giảng Quản lý và dịch vụ y tế (Dùng cho đối tượng Đại học).
6. NSW Government Health (2007), Private health facilities act 2007 – sect 4 definitions, truy cập ngày 26-6-2016, tại trang web http://www.austlii.edu.au/au/legis/nsw/consol_act/phfa2007236/s4.html
7. Nguyễn Thị Hồng Minh (2011), Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế.
8. Bộ Y tế (2015), Thông tư 41/2015/TT-BYT Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế, chủ biên, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hồng Minh (2011), Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế.
10. Marc Mitchell (2010), An Overview of Public Private Partnerships in Health
11. Supon Limwattananon (2008), "Private-Public Mix in Health Care for Women and Children in Low-income Countries".
12. Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học.
13. Bộ môn Dân số (2010), Dân số kế hoạch hóa gia đình, Nhà xuất bạn Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2008.
15. Sở Y tế (2016), Báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội năm 2016.
16. Bộ Y tế (2010), "Báo cáo tổng quan toàn ngành năm 2009".
17. Thực trạng công tác CSSKBM, SKSS, KHHGD cho nữ công nhân tại công ty nhựa Keyshing Toys Mantrix và công ty may Phong Phú thuộc thành phố Đà Nẵng (2009).
18. UNICEF (2010), " At a glance: Vietnam".
19. UNICEF Vietnam (2010), "Millenium Development Goals IV".
20. Nguyễn Thị Giang (2014), Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tại các phòng khám tư nhân ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương năm 2014.
21. Lê Vũ Anh, Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Hà và các cộng sự. (2012), Báo cáo thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam., Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
22. R. V. Baru (1993), "Reproductive technologies and the private sector implications for women's health", Health Millions, 1(1), tr. 6-8.
23. H. Nguyen, J. Snider, N. Ravishankar et al. (2011), "Assessing public and private sector contributions in reproductive health financing and utilization for six sub-Saharan African countries", Reprod Health Matters, 19(37), tr. 62-74.
24. D. R. Hotchkiss, D. Godha and M. Do (2011), "Effect of an expansion in private sector provision of contraceptive supplies on horizontal inequity in modern contraceptive use: evidence from Africa and Asia", Int J Equity Health, 10(1), tr. 33.
25. P. R. Brinsden (2003), "Models for future delivery of care in infertility: the role of the private sector", Hum Fertil (Camb), 6(1), tr. 7-25.
26. Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016-2020, Hội nghị Tổng kết chương trình MTQG DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020., chủ biên, Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Hoan (2000), Thực trạng công tác CSSKBM, Dân Số – KHHGĐ tại Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội năm 2000.
28. Sức khỏe và đời sống (2015), Chăm sóc sức khỏe sinh sản- nâng cao đời sống, truy cập ngày 25-7-2016, tại trang web http://songkhoe.vn/vai-tro-cua-dich-vu-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-s21193-0-235465.html.
29. The Health System Assessement Approarch (2012), The Health System Assessement Approarch: A How to Manual, truy cập ngày 15-6-2016, tại trang web http://www.healthsystems2020.org/userfiles/file/Chapter_8.pdf.
30. Onil Bhattacharyya, Anita McGahan, David Dunne et al. (2009), Innovation Health Service Delivery Models of Low- and Middle-Income Countries, Result for development institute, The Rockefeller Foundation.
31. Nguyễn Hoàng Long (2013), Vai trò của y tế tư nhân trong công tác phòng chống lao, HIV/AIDS, sốt sét và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
32. Trịnh Minh Hoan (2004), Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu các trường hợp tại thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
33. Patrik Tabatabai, Stefanie Henke, Katharina Sušac et al. (2014), "Public and private maternal health service capacity and patient flows in southern Tanzania: using a geographic information system to link hospital and national census data", Glob Health Action, 10(7), tr. 340-35.
34. Nishtar S (2004), "Public – private 'partnerships' in health – a global call to action.", Health Res Policy Syst, 2(1), tr. 5.