NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ MẮC BỆNH TIM BẨM SINH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2021
Nguyễn Minh An1, Nguyễn Thị Lệ Thuy2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh điều trị tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 105 bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh. Kết quả nghiên cứu: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi: Bình thường 45,7%, suy dinh dưỡng 54,3%; Phân loại tình trạng suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng cấp chiếm 15,2%, suy dinh dưỡng mạn 22,9% và suy dinh dưỡng mạn tiến triển chiếm 16,2%; Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với giới tính bệnh nhi: p = 0,067; Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với nhóm tuổi: p = 0,084; Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với cân nặng khi sinh: p = 0,021; Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với phân loại bệnh tim bẩm sinh: p = 0,047. Kết luận: kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ có liên quan đến cân nặng khi sinh và phân loại bệnh tim bẩm sinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02245 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Suy dinh dưỡng ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể coi là một biến chứng thường gặp của bệnh tim bẩm sinh. Suy dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển thể chất, tâm thần -vận động của trẻ tùy mức độ. Suy dinh dưỡng là hậu quảcủa các triệu chứng bệnh tim bẩm sinh, của tần suất nằm viện thường xuyên và kéo dài [1], [2]. Tim bẩm sinh và suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau vì tim bẩm sinh là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Ngược lại, suy dinh dưỡng làm cho bệnh tim bẩm sinh tiến triển nặng và nhanh hơn. Ngoài ra tình trạng suy dinh dưỡng còn làm giảm đáng kể đến kết quả điều trị thậm chí gây thất bại của phẫu thuật sửa chữa dị tật tim và phục hồi sau phẫu thuật, đặc biệt là dị tật tim nặng, phức tạp thường bị suy dinh dưỡng nặng. Đây là một mối lo ngại rất lớn đối với trẻ bị tim bẩm sinh [1], [2], [4]. Gần đây, khi y học phát triển với những thành tựu mới, nhiều nghiên cứu tập trung cố gắng tìm hiểu xem các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sựtăng trưởng của trẻ có dị tật tim bẩm sinh, để có thể đưa ra các can thiệp thích hợp nhằm giảm suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn là một thách thức cho các bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa nhi, tim mạch và dinh dưỡng. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm có những luận cứ khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh lý tim bẩm sinh và các yếu tố liên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài ”Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh điều trị tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2021”
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1 Bộ môn Nhi – Trường Đại học Hà Nội (2013), “Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em", Bài giảng nhi khoa, tập 2, NXB Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 15-35.
2 Đoàn Quốc Hưng, Triệu Thị Huyền Trang (2018). Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nhi tim bẩm sinh tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng Ngực bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Ngoại khoa, 6.
3 Nguyễn Xuân Ninh 2016, “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng", Sách giáo khoa nhi khoa tập 1, NXB Y học, tr. 119-124.
4 Vũ Văn Quý (2019), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi trung ương”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
5 Hoàng Thị Tín, Lê Nguyễn Thanh Nhàn (2014), “Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh trước và sau phẫu thuật chỉnh tim”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 4.
6 Doãn Thị Thu (2017), “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bị tim bẩm sinh”, Luận văn thạc sỹ – Bác sỹ nội trú, Trường đại học Y dược Huế.