Luận văn Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh Lao ở nông dân tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Thanh Hoá.Công cuộc đấu tranh của loài người với bệnh lao đã trải qua nhiều thế kỷ. Căn bệnh này đã xuất hiện cùng với loài người, song mãi đến những năm cuối của thế kỷ 19 (1882), khi Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh: vi khuẩn lao (Mycobacteria Tuberculosis) thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp loài người tìm ra thuốc chữa bệnh, trong đó có thuốc chống lao. Nhưng phải sau hơn 50 năm (sau đại chiến thế giới lần thứ 2) kể từ khi tìm ra vi khuẩn lao gây bệnh, một số thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn lao như streptomycin mới được phát hiện. Một giai đoạn mới trong công cuộc chinh phục bệnh lao thực sự có hiệu lực khi các thuốc chống lao đặc hiệu lần lượt ra đời: Rimifon (1952), rifampicine (1970). Sau nửa thế kỷ có thuốc chống lao, loài người tưởng rằng có thể thanh toán bệnh lao một cách dễ dàng, nhưng thực tế đã trả lời không phải như vậy. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố mang tính khẩn cấp toàn cầu là “… Bệnh lao đang quay trở lại với tương lai” [61].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0131 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Để kiểm soát và chiến thắng với vấn đề .”bệnh lao đang quay trở lại với tương lai”. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra chiến lược chống lao toàn cầu dựa trên hai nguyên tắc lớn là: phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao phổi mới có vi khuẩn lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp. Điều trị khỏi được hơn 85% số trường hợp được đăng ký điều trị. Để đạt được mục tiêu này, năm 1994 WHO đã đưa ra “chiến lược điều trị có kiểm soát trực tiếp” được khuyến cáo trên toàn thế giới [63].
Lao phổi mới là một vấn đề cần được quan tâm, số lượng bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) được phát hiện hàng năm chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số bệnh nhân lao được phát hiện (khoảng 29,5%) [13]. Đây là thể bệnh thường gặp nhất trong bệnh học lao, đặc trưng là các tổn thương ở phổi, với các mức độ từ nhẹ (thâm nhiễm không hang, nốt không hang) đến nặng và trở thành mạn tính (xơ, hang xơ) [60].
Việt Nam là một nước nông nghiệp mà nông dân chiếm đến 70% dân số. Bản thân người nông dân do hiểu biết về bệnh lao còn hạn chế, bận công việc nên thường để bệnh muộn, điều trị bệnh khó khăn. Vì vậy bệnh lao ở đối tượng nông dân là vấn đề cần được quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay bệnh lao ở nước ta đang phổ biến và ở mức độ cao trong khu vực Đông Nam Á.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Miền Trung, diện tích 27.606km2. Một tỉnh thuần nông với 3 vùng rõ rệt: vùng núi – trung du, đồng bằng và ven biển. Dân số 3,41 triệu người trong đó nông dân chiếm trên 80% khoảng 2,73 triệu người, là một trong những tỉnh đông dân nhất chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [18].
Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh lao ở người già, trẻ em và phụ nữ, nghiên cứu về bệnh lao ở học sinh, sinh viên nhưng ít có đề tài nào đề cập đến bệnh lao ở đối tượng là nông dân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu phát hiện, quản lý, điều trị bệnh lao là nông dân tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Thanh Hoá từ 2005 – 2009.
Nghiên cứu một sô đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của the lao phổi và tràn dịch màng phổi do lao năm 2008.