Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018-2019

Luận văn Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018-2019.Xơ gan là bệnh lý gan mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, bệnh tiến triển dần theo thời gian và tiên lượng rất xấu, tỉ lệ tử vong cao. Theo Đài quan sát Y tế toàn cầu (GHO) thuộc tổ chức Y tế Thế Giới năm 2016, tỉ lệ tử vong do xơ gan ở các nước rất khác nhau. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do xơ gan chiếm 19,7/100000 nam và 10/100000 nữ. Ở Việt Nam, tỷ lệ này tương ứng là 44,5 với nam và 8,6 với nữ [57]. Còn theo Nguyễn Khánh Trạch và cộng sự, xơ gan chiếm hàng đầu các bệnh lý về gan mật ở nước ta, khoảng 19% và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B cao, kết hợp với thói quen uống rượu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan [14].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00084

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


    Rối loạn điện giải là một trong những biến chứng của xơ gan, hay gặp ở bệnh nhân xơ gan mất bù. Theo Carlos G. Musso, hạ natri máu, hạ kali máu, tăng kali máu, giảm calci máu là những biến đổi chính trong nhóm này, trong đó rối loạn điện giải gặp nhiều nhất là hạ natri máu với tần xuất 57% số bệnh nhân xơ gan, 40% bệnh nhân xơ gan mất bù và 25% bệnh nhân xơ gan còn bù. Cũng theo ông, nồng độ kali huyết thanh có thể thay đổi rộng rãi ở những bệnh nhân xơ gan với tỷ lệ hạ kali máu cao hơn (20%) so với tăng kali máu (12%) [40]. Theo Cheolmin Jang và Young Kul Jung (2018), trong số những bệnh nhân xơ gan, bệnh nhân có natri máu < 135 mmol/l chiếm 49,4% và natri máu < 130 mmol/l là 21,6% [33]. Ở những bệnh nhân hạ natri máu, các biến chứng như bệnh não gan, hội chứng gan thận, viêm phúc mạc tiên phát cao hơn đáng kể; mức độ hạ natri máu có liên quan đến mức độ nặng của bệnh xơ gan. Rối loạn điện giải ở bệnh nhân xơ gan cũng có thể là hậu quả của việc điều trị như: sử dụng thuốc lợi tiểu điều trị cổ trướng, tập quán sử dụng thuốc nam điều trị bệnh… Những rối loạn về điện giải niệu cũng thường gặp trên bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là tình trạng giảm thải natri niệu do cường aldosteron thứ phát. Những rối loạn về điện giải máu và niệu ở bệnh nhân xơ gan thường thay đổi từ từ theo tiến triển của bệnh, cơ thể người bệnh có sự thích nghi nên rất ít khi biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Để chẩn đoán xác định thường dựa vào theo dõi xét nghiệm hóa sinh là điện giải đồ máu và điện giải đồ niệu.
    Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, bệnh nhân xơ gan vào viện thường trong tình trạng rối loạn nặng nề về điện giải, đặc biệt là những bệnh nhân đã có biến chứng như xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, bệnh não gan, hội chứng gan thận… Nếu trong điều trị chú ý đến điều chỉnh rối loạn điện giải sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018-2019” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, một số biến đổi điện giải máu, niệu ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018 – 2019.. 
2. Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm với sự biến đổi điện giải ở bệnh nhân nghiên cứu.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1  TỔNG QUAN    3
1.1. Đại cương và nguyên nhân gây xơ gan    3
1.2. Rối loạn điện giải trên bệnh nhân xơ gan    8
CHƯƠNG 2  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1. Thời gian nghiên cứu    24
2.2. Địa điểm nghiên cứu    24
2.3. Đối tượng nghiên cứu    24
2.4. Phương pháp nghiên cứu    26
CHƯƠNG 3  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có biến đổi điện giải    31
3.2. Biến đổi điện giải máu và niệu trên bệnh nhân xơ gan    35
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm với sự biến đổi nồng độ điện giải    36
CHƯƠNG 4  BÀN LUẬN    43
4.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có biến đổi điện giải    43
4.2. Biến đổi điện giải máu – niệu ở bệnh nhân xơ gan    48
4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm với sự biến đổi điện giải ở bệnh nhân xơ gan    52
KẾT LUẬN    59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân xơ gan theo tuổi và giới    31
Bảng 3.2. Sử dụng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan    32
Bảng 3.3. Triệu chứng và biến chứng của xơ gan    33
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng của rối loạn điện giải    34
Bảng 3.5. Rối loạn điện giải máu hay gặp    35
Bảng 3.6. Rối loạn điện giải niệu hay gặp    36
Bảng 3.7. Tương quan điện giải máu  điện giải niệu    36
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số rối loạn điện giải với mức độ phù và cổ trướng    37
Bảng 3.9. Tỷ lệ hạ natri máu theo mức độ xơ gan    38
Bảng 3.10. Tỷ lệ hạ natri niệu theo mức độ  xơ gan    38
Bảng 3.11. Liên quan giữa rối loạn kali máu, niệu với mức độ xơ gan     39
Bảng 3.12. Biến đổi nồng độ calci máu theo mức độ xơ gan    40
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số rối loạn điện giải với việc dùng thuốc lợi tiểu    41
Bảng 3.14. Liên quan giữa tăng kali máu với dùng thuốc lợi tiểu kháng aldosteron    41
Bảng 3.15. Liên quan giữa chế độ ăn nhạt và các biến đổi điện giải hay gặp..     42
Bảng 3.16. Liên quan giữa biến chứng hội chứng gan thận với một số rối loạn điện giải hay gặp    42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nguyên nhân xơ gan    31
Biểu đồ 3.2. Phân loại Child-Pugh    33
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa nồng độ natri máu và natri niệu    37
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nồng độ natri niệu và điểm Child-Pugh    39
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa nồng độ calci máu và số điểm Child-Pugh    40

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh hạ natri máu ở bệnh nhân xơ gan    9
Hình 1.2. Sơ đồ vai trò của ADH    10
Hình 1.3. Sơ đồ hệ RAA    10
Hình 1.4. Sơ đồ ảnh hưởng của angiotensin II trong tái hấp thu natri ở ống thận    11
Hình 1.5. Sơ đồ chuyển hóa Vitamin D trong cơ thể    18