Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng.Loét tá tràng là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 2,1% người trưởng thành [21]. Hai biến chứng hay gặp của loét tá tràng là chảy máu và thủng ổ loét. Tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng trên thế giới khoảng 3,77-10/100.000 dân/năm [25], [82]. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực ngoại khoa và hồi sức nhưng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng vẫn còn khá cao từ 2,8% đến 9,1% [34], [64].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.01483 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Điều trị thủng ổ loét tá tràng có nhiều thay đổi trong vài thập niên gần đây. Ở giai đoạn trước khi phát hiện Helicobacter pylori, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng là phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp nhưng tỷ lệ tái phát rất cao [2], [54], [122] nên các phương pháp phẫu thuật triệt để giảm tiết acid như cắt dạ dày hoặc cắt dây X được các tác giả ưu tiên áp dụng. Tuy vậy, đến nay cắt dạ dày cũng như cắt dây X cấp cứu điều trị thủng ổ loét tá tràng chỉ được chỉ định trong một số ít trường hợp do có tỷ lệ tử vong cao cũng như các biến chứng lâu dài liên quan [102]. Việc phát hiện ra Helicobacter pylori và vai trò của nó đưa đến những thay đổi trong hiểu biết về sinh bệnh học cũng như trong điều trị bệnh lý loét tá tràng. Các nghiên cứu cho thấy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori sau khâu lỗ thủng làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát lâu dài [14], [59], [140]. Từ đó, khâu lỗ thủng ổ loét kèm điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là phương pháp được chọn lựa đối với hầu hết những trường hợp thủng ổ loét tá tràng [93], [109].
Trong khâu lỗ thủng, phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở và dần thay thế cho mổ mở trong điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam cũng như trên thế giới [34], [68], [74].
Với xu thế phát triển của phẫu thuật xâm nhập tối thiểu hướng đến giảm sang chấn, thẩm mỹ hơn, các cải tiến trong phẫu thuật nội soi như giảm dần số trô-ca [3], sử dụng các dụng cụ có kích thước nhỏ [123], phẫu thuật nội soi qua các lỗ tự nhiên hay phẫu thuật nội soi một cổng đã được áp dụng [115].
Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi một cổng nói chung mang lại ưu điểm thẩm mỹ hơn nhờ sẹo được ẩn vào rốn [17], [18], [31], [32], [37], [45], [116]. Một số ưu điểm còn bàn cãi khác như giảm đau sau mổ [32], [52], [77], [134] thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn [17], [77] [89]. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi một cổng cũng có những khó khăn so với phẫu thuật nội soi kinh điển. Đến nay, phẫu thuật nội soi một cổng được ứng dụng trong ngoại tiêu hóa, ngoại tiết niệu hay phụ khoa…
Trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, kết quả của việc áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng lần đầu tiên được công bố bởi tác giả Lee và cộng sự năm 2011 [86].
Trong nước, đến nay việc áp dụng phẫu thuật nội soi kinh điển khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng được áp dụng rộng rãi và đã có nhiều báo cáo [6], [7], [10], [12]. Tuy nhiên, về áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng điều trị thủng ổ loét tá tràng vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổng thể nào được công bố.
Nhằm góp phần nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng, đồng thời góp phần làm phong phú thêm các phương pháp phẫu thuật điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng” nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được khâu lỗ thủng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.
2. Xác định một số đặc điểm kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng.
MỤC LỤC Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Danh mục các hình
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện thủng ổ loét tá tràng 3
1.2. Đặc điểm giải phẫu học của tá tràng 5
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây thủng ổ loét tá tràng 9
1.4. Bệnh học thủng ổ loét tá tràng 14
1.5. Điều trị ngoại khoa thủng ổ loét tá tràng 17
1.6. Tổng quan về phẫu thuật nội soi một cổng và áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị thủng ổ loét tá tràng 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 52
3.2. Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng 64
Chương 4. BÀN LUẬN 78
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng 78
4.2. Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng 97
KẾT LUẬN 122
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ
CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các loại cổng vào sử dụng phổ biến trong phẫu thuật nội soi một cổng ………………. 30
Bảng 2.1. Chỉ số Boey 36
Bảng 3.1. Phân bố theo BMI 54
Bảng 3.2. Phân bố theo các yếu tố nguy cơ 54
Bảng 3.3. Phân bố theo tiền sử nội khoa 55
Bảng 3.4. Phân bố theo tiền sử ngoại khoa 55
Bảng 3.5. Đặc điểm khởi bệnh 56
Bảng 3.6. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện 57
Bảng 3.7. Vị trí đau bụng 57
Bảng 3.8. Phản ứng phúc mạc 58
Bảng 3.9. Các triệu chứng khác 58
Bảng 3.10. Phân bố theo chỉ số Boey 59
Bảng 3.11. Phân bố theo vị trí lỗ thủng 62
Bảng 3.12. Kích thước lỗ thủng và tính chất ổ loét 63
Bảng 3.13. Tỷ lệ chuyển mổ mở và đặt thêm trô-ca hỗ trợ 64
Bảng 3.14. Thời gian đặt cổng vào theo tình trạng có vết mổ cũ 65
Bảng 3.15. Kỹ thuật khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng 65
Bảng 3.16. Thời gian khâu lỗ thủng 66
Bảng 3.17. Lượng dịch súc rửa theo tình trạng ổ phúc mạc 66
Bảng 3.18. Thời gian mổ 67
Bảng 3.19. Mối tương quan giữa BMI, kích thước lỗ thủng với thời
gian mổ 67
Bảng 3.20. Thời gian mổ theo thời gian khởi phát đến khi nhập viện 68
Bảng 3.21. Thời gian mổ theo tình trạng vết mổ cũ 68
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.22. Thời gian mổ liên quan đường cong huấn luyện của PTNSMC khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng 70
Bảng 3.23. Thời gian trung tiện trở lại sau mổ 71
Bảng 3.24. Thời gian lưu ống thông mũi dạ dày sau mổ 71
Bảng 3.25. Điểm đau (VAS) của bệnh nhân sau mổ 72
Bảng 3.26. Thời điểm ngừng thuốc giảm đau sau mổ 72
Bảng 3.27. Thời gian nằm viện sau mổ 73
Bảng 3.28. Liên quan giữa thời gian nằm viện với các đặc điểm khác 73
Bảng 3.29. Tình hình bệnh nhân tái khám sau 2 tháng và sau 12 tháng 74
Bảng 3.30. Kết quả tái khám sau 2 tháng 75
Bảng 3.31. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về tính thẩm mỹ theo thang điểm Likert 76
Bảng 3.32. Kết quả tái khám sau 12 tháng 76
Bảng 4.1. Chỉ định mổ nội soi khâu lỗ thủng trong trường hợp có vết mổ cũ trên thành bụng ở bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng 83
Bảng 4.2. Thời gian mổ trong phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng 111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. 52
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 53
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số ASA 56
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo số lượng bạch cầu 60
Biểu đồ 3.5. Liềm hơi dưới cơ hoành trên phim X quang bụng đứng. 60
Biểu đồ 3.6. Hơi tự do trong ổ phúc mạc trên siêu âm 61
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa kích thước lỗ thủng với thời gian mổ 68
Biểu đồ 3.8. Đường cong huấn luyện (learning curve) trong phẫu
thuật nội soi một cổng khâu lổ thủng ổ loét tá tràng 69
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình/ Sơ đồ Tên hình/ Sơ đồ Trang
Hình 1.1. Hình thể ngoài của tá tràng 6
Hình 1.2. Khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng bằng mũi đơn thuần 21
Hình 1.3. Các kỹ thuật khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng 22
Hình 2.1. Dàn máy nội soi, cổng vào (SILS) và dụng cụ dùng trong
nghiên cứu 38
Hình 2.2. Vị trí kíp mổ 39
Hình 2.3. Cổng vào được đặt qua rốn 40
Hình 2.4. Khâu và buộc chỉ lỗ thủng ổ loét tá tràng theo nguyên tắc
thẳng hàng. 42
Hình 2.5. Đóng vết mổ 43
Sơ đồ 1.1. Cơ chế gây loét tá tràng của H. pylori 12
Sơ đồ 1.2. Xu hướng phát triển phẫu thuật nội soi hướng đến
giảm xâm nhập, thẩm mỹ hơn 27
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Hữu Đức, Trần Văn Quảng, Nguyễn Hải Âu (2011), Phẫu thuật nội soi điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng, Y học Tp. Hồ Chí Minh thực hành, tr. 276–280.
2. Đỗ Sơn Hà, Nguyễn Quang Nam, Nguyễn Văn Xuyên và cs (2011), Tình hình cấp cứu và điều trị thủng ổ loét dạ dày-tá tràng trong 10 năm (2001-2010) tại Bệnh viện 103, Tạp chí Y – Dược học Quân sự số chuyên đề ngoại bụng, tr. 72–77.
3. Phạm Như Hiệp (2015). Two ports laparoscopic suture for peptic ulcer perforation: experience on 62 consecutive cases. Tạp chí Y học Lâm sàng, 32, tr.3–7
4. Trần Văn Hợp (2007), Bệnh của dạ dày, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr. 318–334.
5. Phạm Văn Lình (2008), Thủng dạ dày – tá tràng, Ngoại Bệnh lý, NXB Đại học Huế, tr. 20–24.
6. Vũ Đức Long (2008), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị thủng ổ loét tá tràng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
7. Nguyễn Hữu Kỳ Phương, Trần Thiện Trung (2010), Các yếu tố tiên lượng sau phẫu thuật khâu thủng loét dạ dày tá tràng, Y học Tp Hồ Chí Minh, 14(1), tr 57–61.
8. Hà Văn Quyết (2001), Thủng ổ loét dạ dày tá tràng, Bệnh học Ngoại, tr. 70–80.
9. Nguyễn Quang Quyền (2006), Tá tràng và tụy, Bài giảng Giải phẫu học, Tập 2, NXB Y học, tr. 98–109.
10. Vũ Mạnh Quỳnh, Trần Thiện Trung (2011), Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – tá tràng qua phẫu thuật nội soi, Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 15 (Phụ bản số 4), tr. 21–25.
11. Lê Bá Thảo, Chung Hoàng Phương, Nguyễn Anh Dũng (2010), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện nhân dân Gia Định, Y học Tp Hồ Chí Minh, 14, tr.16–19.
12. Hồ Hữu Thiện (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thủng ổ loét dạ dày – tá tràng bằng phẫu thuật nội soi, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
13. Nguyễn Ấu Thực (1993), Phúc mạc viêm, Bài giảng Bệnh học ngoại khoa sau đại học, NXB Y học, tr. 208–225.
14. Trần Thiện Trung (2005), Kết quả 5 năm của phẫu thuật khâu thủng ổ loét dạ dày – tá tràng kết hợp với điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 9(Phụ bản của số 1), tr.27–32.
15. Trần Thiện Trung (2001), Kết quả phẫu thuật khâu thủng loét dạ dày – tá tràng kết hợp với điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.