Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2006 đến 12/2008

Luận văn Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2006 đến 12/2008.Thận là một cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận có hai chức năng chính là: Chức năng ngoại tiết có tác dụng đào thải khỏi cơ thể các sản phẩm không cần thiết đối với cơ thể. Chức năng nội tiết duy trì số lượng hồng cầu và huyết áp [2], [4], [11].
Bệnh thận và tình trạng thai nghén liên quan mật thiết với nhau. Khi có thai nghén làm tăng nguy bệnh thận tiềm tàng cũng như ảnh hưởng của bệnh thận đối với sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu khẳng định bệnh thận gây ra nhiều bệnh lý cho thai nhi và trẻ sơ sinh [67], [68].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0139

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, nói chung bệnh thận – tiết niệu có xu hướng nặng lên, dễ suy thận, tử vong. Bệnh thận – tiết niệu có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp, đa dạng, đặc biệt trên phụ nữ có thai vì khi có thai cơ thể có những thay đổi rất lớn về giải phẫu, sinh lý gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh thận ở phụ nữ có thai nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh diễn biến phức tạp, khó đánh giá, điều trị cũng như tiên lượng bệnh.
Thai nghén là nguyên nhân, là yếu tố thuận lợi gây hậu quả xấu đến phụ nữ mắc bệnh thận nhiều tai biến nguy hiểm cho thai phụ cũng như thai nhi. Theo David. Jones và John P. Hayslett: Tỷ lệ đẻ non ở thai phụ mắc bệnh thận là 59%, tỷ lệ thai chậm phát triển trong tử cung là 39 %, [28]. Theo Bear R.A: Những thai phụ có bệnh thận từ trước và có huyết áp bình thường làm tăng tỷ lệ tiền sản giật [25]. Theo nghiên cứu Okundaye (1998) [58] tử vong chu sinh là 8,2%.
Sự liên quan ảnh hưởng qua lại giữa bệnh thận và thai nghén là một lĩnh vực đáng quan tâm. Vai trò của người bác sĩ sản khoa là bằng mọi cách làm giảm tối đa các tai biến thai sản do bệnh thận.
Ở trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu bệnh lý thận với thai nghén như: Katz AI, Davison JM, Jungers P… Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu bệnh thận với thai nghén và sinh đẻ một cách đầy đủ. Với tiến bộ y học việc phát hiện và xử trí bệnh thận đối với phụ nữ trước trong khi có thai giúp phần kiểm soát thai nghén cao nguy cơ.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về xử trí sản khoa đối với thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2006 đến 12/2008

Mục tiêu đề tài:
1.    Nhận xét về xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận tại Bệnh viện Bạch Mai, từ 01/01/2006 đến 31/12/2008.
2.    Nhận    xét    về    điều    trị    nội khoa phối    hợp ở thai phụ    mắc    bệnh thận trong thời gian này.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Đặc điểm cấu trúc giải phẫu và sinh lý học    của hệ tiết niệu    3
1.1.1.    Giải phẫu học hệ tiết niệu    3
1.1.2.    Sinh lý học hệ tiết niệu    4
1.2.3.    Chức năng của thận    6
1.2.    Thay đổi về hệ tiết niệu trong khi có thai    8
1.2.1.    Thay đổi về thận    8
1.2.2.    Thay đổi đường bài niệu    9
1.3.    Các thể lâm sàng, chẩn đoán lâm sàng bệnh thận khi có thai    9
1.3.1.    Bệnh cầu thận    10
1.3.2.    Bệnh kẽ ống thận    13
1.3.3    Sỏi thận    13
1.3.4.    Suy thận    15
1.3.5.    Bệnh lý khác của thận    18
1.4.    Ảnh hưởng của bệnh thận đến thai nghén    18
1.4.1.    Đẻ non    18
1.4.2.    Thai suy dinh dưỡng    18
1.4.3.    Sảy thai, thai lưu    19
1.4.4.    Tử vong mẹ và thai nhi    19
1.5.    Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh thận    19
1.5.1.    Suy thận    19
1.5.2.    Viêm cầu thận    20
1.5.3.    Thận hư    20
1.6.    Hướng xử trí bệnh thận thai nghén    20
1.6.1.    Điều trị nội khoa    20
1.6.2.    Xử trí sản khoa    21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG    PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    23
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    23
2.1.4.    Tiêu chuẩn lựa chọn    23
2.1.5.    Tiêu chuẩn loại trừ    23
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    24
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    24
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    24
2.3    Các bước tiến hành    24
2.4.    Phương pháp thống kê    27
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    28
3.1.1.    Tuổi    29
3.1.2.    Nghề nghiệp    29
3.1.3.    Số lần mang thai    30
3.1.4.    Tiền sử bệnh lý thận – tiết niệu    30
3.1.5.    Tỷ lệ các loại bệnh thận    31
3.2.    Liên quan giữa thai nghén và bệnh thận    32
3.2.1.    Đặc điểm chính bệnh thận – tiết niệu    32
3.2.2.    Liên quan giữa bệnh thận và thai nghén    35
3.3.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận    39
3.3.1.    Bệnh thận và hướng xử trí sản khoa    39
3.3.2.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận theo tuổi thai    43
3.3.3.    Điều trị nội khoa phối hợp    47
Chương 4: BÀN LUẬN    51
4.1.    Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh thận trong thời    kỳ thai nghén    51
4.1.1.    Xử trí sản khoa    ở thời    điểm tuổi thai    < 22 tuần    61
4.1.2.    Xử trí sản khoa    ở thời    điểm tuổi thai    < 22 – 37 tuần    62
4.1.3.    Xử trí sản khoa    ở thời    điểm tuổi thai    đủ tháng    64
4.1.4.    Biến chứng trong thời    kỳ mang thai    64
4.2.    Xử trí nội khoa phối hợp sản khoa    68
4.2.1.    Chế độ chăm sóc    68
4.2.2.    Một số nhóm thuốc chính điều trị bệnh thận trong thời kỳ thai
nghén    69
KẾT LUẬN    73
KIẾN NGHỊ    74
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC