Luận văn thạ sĩ y học Nguyên nhân và kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Viêm phổi là tình trạng viêm trong nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi [4]. Đến năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo viêm phổi gây tử vong 808 694 trường hợp, chiếm 15% tất cả các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu [65]. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh tật viêm phổi cao nhất (2008) với ước lượng 2,9 triệu trường hợp và 0,35 đợt viêm phổi/ trẻ dưới 5 tuổi/ năm [43]. Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em có rất nhiều như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng… Tuy nhiên tại các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến. Vi khuẩn thường gặp trong viêm phổi ở trẻ em là Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Moraxella catarrhalis [36, 68]…. Việc xác định căn nguyên viêm phổi còn gặp nhiều khó khăn bởi điều trị kháng sinh trước nhập viện làm tỷ lệ nuôi cấy dương tính thấp.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00383 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Trong những năm gần đây, tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn ngày càng tăng cao và trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012, S. pneumoniae kháng cao penicillin với tỷ lệ 78,2%. Vi khuẩn H. influenzae kháng với augmentin là 100%; với ampicillin là 69,7% [9]. Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, mức độ kháng kháng sinh của H. influenzae khá cao (amoxicillin 81,1%, cefotaxim 64,1%); của phế cầu kháng penicillin là 77,5%, kháng co-trimoxazol là 95% [13]. Theo nghiên cứu đa trung tâm tại Trung Quốc năm 2016, tỷ lệ kháng của S. pneumoniae với clindamycin, penicillin lần lượt là 95,8%, 86,9% [62].
Điều trị lựa chọn kháng sinh ban đầu ở trẻ viêm phổi chủ yếu dựa trên lâm sàng theo kinh nghiệm của bác sĩ và dự đoán tác nhân gây bệnh dựa vào lứa tuổi. Kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ngày càng khó khăn và2 thời gian nằm viện kéo dài. Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, tỷ lệ bệnh nhi ra viện chiếm 93,38%; chuyển viện chiếm 3,31% [10]. Một nghiên cứu đa trung tâm về viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển ghi nhận tỷ lệ điều trị thất bại: tử vong 3,5% và chuyển viện 1,7% [28].
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện tuyến cuối ở khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, mỗi năm tiếp nhận khoảng 600-700 trẻ dưới 5 tuổi nhập viện vì viêm phổi, trong đó 200-250 trẻ có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính, nhiều trường hợp điều trị kéo dài đến 2-3 liệu trình. Vậy nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp ở nhóm trẻ này là gì? Tính đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đó ra sao? Kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn như thế nào? Để làm rõ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nguyên nhân và kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định nguyên nhân và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 – 2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi ở những bệnh nhi trên
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………….. 3
1.1. Định nghĩa và phân loại viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi……………………… 3
1.2. Nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi ………………………… 5
1.3. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn ……………………………………….. 12
1.4. Chẩn đoán……………………………………………………………………………………. 16
1.5. Điều trị………………………………………………………………………………………… 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………… 26
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu……………………………………………….. 27
2.4. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………….. 27
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………….. 27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………. 33
2.7. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………… 33
2.8. Sai số và cách khống chế ………………………………………………………………. 342.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 35
3.2. Nguyên nhân và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ
dưới 5 tuổi …………………………………………………………………………………………. 38
3.3. Kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn……………………………………………. 45
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN…………………………………………………………………. 52
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….. 52
4.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi…………….. 58
4.3. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi …………………………. 64
4.4. Kết quả điều trị viêm phổi do vi khuẩn…………………………………68
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 76
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ……………………..
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Điều trị VPCĐ theo kinh nghiệm bệnh nhân nội trú……………..19
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo tuổi, giới…………………………………36
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng theo địa phương, dân tộc……………………………. 36
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng theo độ nặng của bệnh ………………………………. 38
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng kháng sinh trước nhập viện………………………… 37
Bảng 3.5: Tỷ lệ phân lập vi khuẩn thu được…………………………………………… 38
Bảng 3.6: Phân nhóm nguyên nhân theo tuổi …………………………………………. 39
Bảng 3.7: Nguyên nhân gây bệnh VP tại cộng đồng, bệnh viện ……………….. 39
Bảng 3.8: Nguyên nhân gây bệnh VP theo mức độ nặng……………………41
Bảng 3.9: Nguyên nhân gây bệnh theo địa dư ………………………………………… 41
Bảng 3.10: Tỷ lệ phân lập vi khuẩn H. influenzae với tiêm chủng đủ và không
đủ Hib (áp dụng với trẻ từ 6 tháng)………………………………………….42
Bảng 3.11: Tỷ lệ phân lập vi khuẩn phế cầu với tiêm chủng đủ và không đủ phế
cầu (áp dụng với trẻ từ 6 tháng) ……………………………………………………………. 42
Bảng 3.12: Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae ………………. 43
Bảng 3.13: Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H. influenzae ………………… 44
Bảng 3.14: Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn S. aureus………………………. 45
Bảng 3.15: Sự đề kháng kháng sinh của S. pneumoniae với tình trạng dùng
kháng sinh trước vào viện ……………………………………………………………………. 46
Bảng 3.16: Kết quả điều trị ………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.17: Kết quả điều trị theo mức độ nặng ……………………………………….. 48
Bảng 3.18: Kết quả điều trị theo tuổi…………………………………………………….. 48
Bảng 3.19: Kết quả điều trị theo tình trạng sử dụng kháng sinh trước vào viện… 49
Bảng 3.20: Kết quả điều trị theo giới…………………………………………………….. 49
Bảng 3.21: Kết quả điều trị theo vi khuẩn gây bệnh………………………………… 50
Bảng 3.22: Kết quả điều trị theo liệu trình kháng sinh tại viện …………………. 50Bảng 3.23: Thời gian điều trị trung bình theo mức độ nặng……………………… 51
Bảng 3.24: Thời gian điều trị với hoàn cảnh mắc bệnh……………………………. 51
Bảng 3.25: Thời gian điều trị trung bình theo tuổi ………………………………….. 51
Bảng 3.26: Thời gian điều trị theo vi khuẩn gây bệnh……………………………… 52
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ vi khuẩn gây viêm phổi với một số nghiên cứu khác6