Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ung thư môi tại bệnh viện K

Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ung thư môi tại bệnh viện K.Ung thư khoang miệng (UTKM) là loại ung thư thường gặp trong các bệnh lý ác tính của vùng đầu cổ, chiếm khoảng 5-15% tổng số các ung thư nói chung và khoảng 40% các ung thư ở vùng đầu cổ, được xếp ở vị trí thứ 11 trong các ung thư thường gặp [6], [13], [30]. Trong UTKM thì ung thư môi (UTM) chiếm tỷ lệ cao. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 4.300 ca được chẩn đoán, trong đó có khoảng 100-150 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc UTM ở Mỹ là 1,8/100.000 dân, thường gặp ở những người cao tuổi, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới [25].
Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư giai đoạn 1995-1996, tỷ lệ mắc UTKM tính trên 100.000 dân là 3,5 đối với nam và 2,7 đối với nữ [6]. Thống kê của Trần Thanh Phương và CS (2003) thấy UTKM chiếm khoảng 6-15% tổng số các loại ung thư; trong đó UTM là loại gặp phổ biến nhất, chiếm 21,2% [8], [11].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0075

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trên lâm sàng, UTM thường biểu hiện dưới dạng một tổn thương sùi hoặc loét, ít gặp thể thâm nhiễm, có thể gặp tổn thương nứt kẽ trên nền một thâm nhiễm cứng dễ chảy máu hoặc trên một u nhú [32], [33]. Vị trí ở vùng môi ảnh hưởng tới việc ăn uống và rất dễ chẩn đoán, nhưng thực tế nhiều bệnh nhân (BN) đến khám ở giai đoạn muộn nên kết quả điều trị còn hạn chế.
Mô bệnh học (MBH) của đa số các trường hợp UTM là ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV) (chiếm khoảng 95%) và thường có độ biệt hoá cao, nên khả năng lan tràn và di căn kém hơn so với nhiều loại ung thư khác [34], vì thế, UTM thường được coi là bệnh có tiên lượng tốt, nhất là khi được chẩn đoán sớm và điều trị triệt căn ngay từ đầu. Tỷ lệ sống của BN khi u ở giai đoạn T1 là 90%; ở giai đoạn T2 là 84% và khi có di căn hạch tỷ lệ sống giảm đi một nửa. Tỷ lệ sống 5 năm theo giai đoạn bệnh như sau: Giai đoạn I: 56%; giai đoạn II: 41%; giai đoạn III: 32%; giai đoạn IV: 12% [13].
Điều trị bệnh UTM bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa chất, trong đó phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên bởi tính hiệu quả, sự thuận tiện và ít di chứng. Mặc dù phẫu thuật là phương pháp cơ bản để điều trị nhưng vấn đề thẩm mỹ luôn được đặt ra vì môi là thành phần trung tâm của khuôn mặt, môi tạo nét đặc trưng cho từng cá thể thông qua nét thẩm mỹ, sự biểu hiện cảm xúc, tình cảm, giọng nói, nhai nuốt. Ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật phẫu thuật hiện đại, đặc biệt là vi phẫu đã phần nào giải quyết được các nhược điểm trên [11], [18], [19]…
Cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật, phương pháp hóa trị và xạ trị cũng đã và đang đạt được những kết quả rất khả quan trong việc phối hợp điều trị UTM.
Các nghiên cứu về UTKM nói chung và UTM nói riêng đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới [55], [58], [65], [66], [68], [70]… Ở Việt Nam, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về UTKM và một số loại ung thư riêng biệt tại vùng này như ung thư sàn miệng, ung thư lưỡi, ung thư lợi [1], [2], [8], [9]., tuy nhiên không thấy có nghiên cứu nào đầy đủ về lâm sàng, MBH UTM đặc biệt là kết quả sống thêm của bệnh nhân sau điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư môi.
2.    Đánh giá kết quả điều trị ung thư môi tại Bệnh viện K từ 1/2002 đến 12/2008.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ      1
Chương 1. TỔNG QUAN                            3
1.1.    GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC CỦA MÔI, MẠCH VÀ THẦN KINH
VÙNG ĐẦU CỔ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI    3
1.1.1.    Giải phẫu môi    3
1.1.2.    Mô học của môi    5
1.1.3.    Thần kinh    6
1.1.4.    Mạch máu    6
1.1.5.    Bạch huyết    7
1.2.    NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ MÔI     9
1.2.1.    Thuốc lá    9
1.2.2.    Rượu    9
1.2.3.    Ánh sáng mặt trời    9
1.2.4.    Nhai trầu    10
1.2.5.    Virút    10
1.2.6.    Vệ sinh răng miệng kém    10
1.3.    GIẢI PHẪU BỆNH HỌC UNG THƯ MÔI    10
1.3.1.    Đại thể    10
1.3.2.    Vi thể    11
1.3.3.    Độ mô học    12
1.4.    TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƯ MÔI    12
1.4.1.    Tiến triển tại chỗ    12
1.4.2.    Di căn hạch    12
1.4.3.    Di căn xa    13
1.5.    CHẨN ĐOÁN UNG THƯ MÔI    13
1.5.1.    Khám lâm sàng    13
1.5.2.    Cận lâm sàng    14
1.5.3.    Chẩn đoán    15
1.6.    ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÔI    17
1.6.1.    Lựa chọn phương thức điều trị    17
1.6.2.    Điều trị phẫu thuật    17
1.6.3.    Xạ trị    18
1.6.4.    Điều trị hoá chất    19
1.7.    CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ UTM ..19
1.7.1.    Các nghiên cứu trên thế giới    19
1.7.2.    Nghiên cứu trong nước về UTM    20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    22
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    22
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    22
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.2.1.    Nghiên cứu lâm sàng    23
2.2.2.    Nghiên cứu mô bệnh học    25
2.2.3.    Nghiên cứu về điều trị    25
2.2.4.    Thu thập thông tin về BN sau khi ra viện    26
2.3.    THỜI GIAN NGHIÊN CỨU    26
2.4.    XỬ LÝ SỐ LIỆU    26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    27
3.1.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG    27
3.1.1.    Tuổi và giới    27
3.1.2.    Nghề nghiệp và tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ    28
3.1.3.    Lý do vào viện    29
3.1.4.    Thời gian vào viện    30
3.1.5.    Đặc điểm u và hạch    30
3.1.6.    Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh    32
3.2.    ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC    33
3.2.1.    Phân loại mô bệnh học    33
3.2.2.    Độ mô học (áp dụng cho UTBMTBV)    34
3.2.3.    Liên quan giữa đại thể và týp mô học    35
3.2.4.    Liên quan giữa độ mô học và tình trạng di căn hạch cổ    35
3.3.    KẾT QUA ĐIỀU TRỊ            36
3.3.1.    Các phương pháp điều trị u và hạch    36
3.3.2.    Khoảng cách từ rìa u đến diện cắt    37
3.3.3.    Biến chứng sau phẫu thuật    37
3.4.    SỐNG THÊM    38
3.4.1.    Sống thêm 5 năm toàn bộ    38
3.4.2.    Sống thêm theo nhóm tuổi    39
3.4.3.    Sống thêm theo giới    40
3.4.4.    Sống thêm theo vị trí u    41
3.4.5.    Sống thêm theo kích thước u    42
3.4.6.    Sống thêm theo giai đoạn bệnh    43
3.4.7.    Sống thêm theo loại mô bệnh học    44
3.4.8.    Sống thêm theo độ mô học    45
3.4.9.    Sống thêm theo tình trạng tái phát và di căn hạch    47
Chương 4. BÀN LUẬN..            49
4.1.    VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG    49
4.1.1.    Tuổi và giới    49
4.1.2.    Về tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ    50
4.1.3.    Về lý do vào viện và thời gian phát hiện bệnh    51
4.1.4.    Về đặc điểm u nguyên phát và hạch cổ    53
4.1 5. Giai đoạn bệnh    55
4.1.6.    Một số đặc điểm khác    56
4.2.    VỀ KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC    56
4.3.    VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    58
4.3.1.    Về các phương pháp điều trị    58
4.3.2.    Kết quả điều trị khi ra viện    60
4.3.3.    Kết quả sống thêm    61
4.3.4.    Tái phát và di căn xa    65
KÉT LUẬN    66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC