Luận văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư bàng quang nông tại Bệnh viện K.Ung thư bàng quang là một loại ung thư thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiết niệu. Bệnh hay gặp ở nam giới, chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong các loại ung thư nam giới. Nữ giới ít gặp hơn, đứng vị trí thứ chín trong các bệnh ung thư ở nữ [4].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0205 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, ung thư bàng quang chiếm khoảng 2% trong tổng số các loại ung thư. Theo ghi nhận ung thư tại Hà Nội giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang chuẩn theo tuổi là 1,3/100.000 dân, đứng hàng thứ hai mươi trong các bệnh ung thư tính chung cho cả hai giới [21]. Tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, theo thống kê trong 15 năm (1982 – 1996) chỉ có 436 trường hợp ung thư bàng quang vào điều trị. Nhưng trong vòng ba năm gần đây (2000 -2002) đã có 427 trường hợp, trong đó 51,75% là u tái phát và 48,25% là u mới phát hiện [20]. Tại Bệnh viện K, những năm gần đây số lượng bệnh nhân ung thư bàng quang đến khám và điều trị cũng tăng lên do khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng được cải thiện.
Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư, ung thư bàng quang nông là loại mà thương tổn còn giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc màng đáy chưa xâm lấn lớp cơ, gồm các giai đoạn Ta, Tis và T1[6],[26],[49],[72].
Ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, việc chẩn đoán ung thư bàng quang chủ yếu dựa vào siêu âm và nội soi bàng quang, trong đó nội soi cho phép phát hiện sớm và đánh giá khối u trong bàng quang cùng với sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư bàng quang có thể lên tới 80-95 % [3], [40], [60], [71]. Ung thư bàng quang xâm lấn chỉ có 20 -25% bệnh nhân sống được 5 năm và khi đã di căn thời gian sống của bệnh nhân chỉ kéo dài được 12-33 tháng [60]. Vì vậy, một số tác giả cho rằng những người thuộc nhóm nguy cơ cao và có những triệu chứng báo hiệu cần phải đi khám ngay để khám phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Trong ung thư bàng quang, loại ung thư tế bào chuyển tiếp là loại hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 90%, ung thư biểu mô vẩy, ung thư biểu mô tuyến ít gặp. Về điều trị đối với u bàng quang nông, phương pháp chuẩn hiện tại là phẫu thuật cắt u qua nội soi kết hợp với bơm hoá chất tại chỗ hoặc BCG. Hai phương pháp này được áp dụng phổ biến trên thế giới làm giảm tái phát u và ung thư xâm lấn sau phẫu thuật [59], [77], [81].
Ở nước ta, phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo được áp dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đến nay phương pháp phẫu thuật cắt u qua niệu đạo đã được áp dụng phổ biến để điều trị ung thư bàng quang nông [25]. Tuy vậy, tỷ lệ tái phát, tỉ lệ ung thư xâm lấn sau phẫu thuật cắt u qua niệu đạo còn cao [5], [11], [76]. Để giảm tỉ lệ tái phát và ung thư xâm lấn sau phẫu thuật cắt u qua niệu đạo, một số tác giả đã tiến hành bơm hoá chất vào bàng quang (Thiotepa, Doxorubicin, Epirubicin, Mitomycin C, BCG…) [2], [22], [27], [35]. Theo Vũ Văn Lại nghiên cứu điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi và bơm BCG vào bàng quang, kết quả làm giảm tỉ lệ tái phát (33,6%), thời gian tái phát muộn hơn (10,3 tháng) và ung thư ở giai đoạn xâm lấn muộn hơn (14 tháng) so với phẫu thuật cắt u qua niệu đạo đơn thuần.
Tại Bệnh viện K còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật nội soi kết hợp với bơm BCG, chúng tôi tiến hành đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư bàng quang nông tại Bệnh viện K” với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư bàng quang nông.
2. Nhận xét kết quả bước đầu điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với bơm BCG vào bàng quang.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 3
Chương 1:Tổng quan tài liệu 12
1.1. Giải phẫu và liên quan định khu 12
1.2. Mô học, sinh lý của bàng quang: 15
1.2.1. Mô học…… 15
1.2.2 Sinh lý của bàng quang 17
1.3. Dịch tễ học và nguyên nhân 18
1.3.1. Dịch tễ học 18
1.3.2. Nguyên nhân 20
1.4. Đặc điểm giải phẫu bênh ung thư bàng quang 21
1.4.1 Đại thể 21
1.4.2. Vi thể 22
1.5. Sự phát triển của ung thư bàng quang 24
1.6. Đặc điểm bênh học 25
1.6.1. Triêu chứng lâm sàng 25
1.6.1.1. Cơ năng 25
1.6.1.2. Toàn thân 25
1.6.1.3. Thực thể 26
1.6.2. Cận lâm sàng 26
1.6.2.1. Nôi soi và sinh thiết 26
1.6.2.2. Siêu âm 28
1.6.2.3. Chụp UIV 28
1.6.2.4. Chụp CT hoặc MRI 28
1.6.2.5. Xét nghiêm tế’ bào học nước tiểu 29
1.6.2.6. Các xét nghiêm khác 29
1.6.3. Chẩn đoán 29
1.6.4. Chẩn đoán giai đoạn 29
1.6.5. Chẩn đoán mô bênh h n đô mô học 31
1.7. Điều trị 32
1.7.1. Điều trị ung thư bàng quang nông 33
1.7.1.1. Điều trị phẫu thuật: 33 1.7.1.2. Điều trị bổ trợ tại chỗ 34
1.7.2. Điều trị ung thư bàng quang xâm lấn 36
1.8. Một số nghiên cứu về điều trị UTBQN trên thế giới và ở Việt Nam 36
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế’’ nghiên cứu 39
2.2.1. Thu thập thông tin 40
2.2.2. Các bước tiến hành 40
2.2.2.1. Đánhgiá lâm sàng trước điều trị 40
2.2.2.2. Cận lâm sàng trước điều trị 41
2.2.2.3. Nội soi bàng quang 41
2.2.2.3. Phương pháp điều trị 43
2.3. Thu thập và xử lý số liệu 46
2.3.1. Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu in sẵn 46
2.3.2. Xử lý số liệu 46
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 49
3.1. Đặc điểm lâm sàng 49
3.1.1. Tuổi và giới 49
3.1.2. Nghề nghiệp, tiền sử 51
3.1.3. Lý do vào viện và thời gian phát hiện bệnh 52
3.1.4. Chẩn đoán lâm sàng 53
3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng 53
3.1.5.1. Siêu âm bàng quang 53
3.1.5.2. Xét nghiêm công thức máu, 54
3.2. Đặc điểm nội soi 55
3.2.1. Dung tích, vị trí u, kích thước u 55
3.2.2. Đặc điểm u và kết luận 56
3.2.3. Đối chiếu kích thước u âm với kích thước u trên nội soi. 57
3.2.4. Sinh thiết qua nội soi 58
3.2.4. Kết quả mô bệnh học qua sinh thiết nội soi 58
3.2.5. Đối chiếu giữa số mánh sinh thiết với mô bênh học nôi soi 59
3.2.6. Mô bênh học sau mổ 59
3.2.7. Đối chiếu kết luân và MBH nôi soi với MBH sau mổ 60
3.2.8. Đô mô học 60
3.4. Phương pháp và kết quá điều trị 61
3.4.1. Thời gian phẫu thuât 61
3.4.4. Điều trị bổ trợ sau TUR 62
Chương 4: Bàn luận 65
4.1. Đâc điểm lâm sàng, cân lâm sàng 65
4.1.1. Tuổi và giới 65
4.1.2. Tiền sử và các yếu tố liên quan đến bênh 66
4.1.3. Lý do vào viên và thời gian phát hiên bênh 67
4.1.4. Đâc điểm thăm khám lâm sàng 68
4.1.5. Chẩn đoán lâm sàng 68
4.1.6. Cân lâm sàng 69
4.1.7. Đâc điểm nôi soi và tổn thương mô bênh học 70
4.1.7.1. Đâc điểm hình ánh nôi soi bàng quang 70
4.1.7.2. Đâc điểm mô bênh học: 73
4.2. Kết quá điều trị 77
4.2.1. Kết quá điều trị phẫu thuât nôi soi 77
4.2.2. Điều trị bổ trợ tại chỗ 77
4.2.2.1. Liều lượng và kế hoạch điều trị 77
4.2.2.2. Tác dụng phụ BCG 78
Kết luận 80
5.1. Đâc điểm lâm sàng và cân lâm sàng 80
5.2. Kết quá điều trị 81
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Hình ảnh minh hoạ
Phụ lục 2. Mẫu bệnh án nghiên cứu ung thư bàng quang Phụ lục 3. Danh sách bệnh nhân nghiên cứu