Nhận xét tình hình điều trị viêm phần phụ cấp tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015

Khóa luận tốt nghiệp đại học Nhận xét tình hình điều trị viêm phần phụ cấp tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015.Viêm phần phụ là một bệnh lý phụ khoa rất thường gặp, chiếm tỷ lệ 1/250 phụ nữ đến khám hàng năm[1]. Phần lớn viêm phần phụ xảy ra ở người trẻ tuổi trong độ tuổi hoạt động tình dục.
Viêm phần phụ được định nghĩa là tình trạng nhiễm khuẩn vòi tử cung, buồng trứng hay dây chằng rộng. Bệnh phần lớn bắt đầu từ viêm vòi tử cung sau đó lan ra xung quanh[2].
Hai mầm bệnh quan trọng nhất gây nên viêm phần phụ là lậu cầu và Chlamydia trachomatis. Đây là hai loại vi khuẩn thường gặp nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên đa số các trường hợp phụ nữ mắc lậu và Chlamydia trachomatis đều không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh sớm. Bên cạnh đó, viêm phần phụ nếu không đượcchẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nặng nề ở cơ quan sinh sản như gây vô sinh do tắc vòi tử cung, chửa ngoài tử cung, đau tiểu khung mạn tính, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.Trong số những phụ nữ bị viêm phần phụ, tỷ lệ vô sinh là 20%, chửa ngoài tử cung là 9% và đau vùng tiểu khung mạn tính là 18% [3].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00332

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0978.770.836


    Hiện nay, ở trong và ngoài nước có hai phương pháp điều trị viêm phần phụ là phương phápđiều trị nội khoa và phương pháp điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa. Tuy nhiên, chỉ định và hiệu quả của hai phương pháp trên còn chưa rõ ràng.Trước đây, viêm phần phụ chủ yếu là điều trị nội khoa bằng các loại kháng sinh phối hợp và các thuốc chống viêm.Nhiều trường hợp viêm phần phụ nặng hoặc đến muộn dù đã được điều trị bằng liệu pháp phối hợp kháng sinh theo phác đồ nhưng triệu chứng lâm sàng vẫn không cải thiện. Bên cạnh đó, điều trị ngoại khoa chỉ định còn rất hạn chế, chủ yếu trong các trường hợp nặng, có biến chứng như vỡ khối abces phần phụ. Phẫu thuật  trong viêm phần phụmục đích chủ yếu để dẫn lưu mủ hai vòi tử cung, dù vậy các trường hợp khối viêm chưa hóa mủ phẫu thuật cũng không dẫn lưu được mủ.Vì vậy, tác dụng của phẫu thuật chưa rõ ràng, chưa kể đến bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật, phải đối mặt với các tai biến của gây mê hồi sức, các biến chứng của phẫu thuật, có nguy cơ gây nhiễm trùng do lan tràn mủ trong khối viêm ra xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề điều trị viêm phần phụ. Các nghiên cứu nàychưa đưa ra được các chỉ định cụ thể và cũng chưa đánh giá được hiệu quả của từng phương pháp điều trị. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích chỉ định và hiệu quả của hai phương pháp điều trị viêm phần phụ: điều trị nội khoa và điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa.
Mục tiêu của nghiên cứu:
So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của hai nhóm điều trị nội khoa và điều trị nội khoa kết hợp với ngoại khoa trong viêm phần phụ cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Phan Trường Duyệt và Đinh Thế Mỹ (2007). Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 
2.     Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa.
3.     Phạm Bá Nha (2010). Viêm nhiễm đường sinh dục, Nhà xuất bản Y học, 
4.     M. Frank H. Netter (2010). Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 
5.     Đỗ Xuân Hợp (1985). Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ. Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, 
6.     Hoàng Văn Cúc và Nguyễn Văn Huy (2006). Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, 
7.     Trịnh Bình, Phạm Phan Địch và Đỗ Kính (2004). Mô học, Nhà xuất bản Y học, 
8.     Bộ môn Sản trường Đại học Y Hà Nội (2007). Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 
9.     Dương Thị Cương (2004). Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành, Nhà xuất bản Y học, 
10.     AldoC. (2013). Sterilite. 
11.     Marrvin A và Yssman (1992). Test of tubal patency. Sciarra, 5, 52.
12.     Westrom L, Joesoef R, Reynodls G và cộng sự (1992). Plevic inflammatory disease and ferlity. A cohrt Study of 1844 women with laparoscopically verified disease and 657 control women with normal laparoscopic results. Sex Transm Dis, 19, 185-192.
13.     Vickerman P., Peeling R.W., Watts C. và cộng sự (2005). detection of gonococcal infection: pros and cons of a rapid test. Molecular Diagnosis, 9(4), 175-179.
14.     Phạm Bá Nha (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp điều trị, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
15.     Lê Thị Oanh và Lê Hồng Hinh (2001). Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tạp chí y học thực hành, 7, 32-37.
16.     CDC (2011). STD trends in the United States, 2011 National data for chlamydia, gonorrhea and Syphilis – CDC fact sheet.
17.     Phạm Văn Đức và cộng sự (2008). Giá trị của xét nghiệm nhanh Chlamydia trong chẩn đoán viêm cổ tử cung do Chlamydia Trachomatis ở phụ nữ nạo phá thai tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), 180-186.
18.     Phùng Huy Tâm và Đỗ Quang Minh (2001). Tương quan giữa tiền căn nạo phá thai và vô sinh thứ phát. tạp chí phụ sản Việt Nam, 1(2), 69-73.
19.     Husson J. F. (1976). Vô sinh do vòi trứng. chuyên đề Sản phụ khoa (Vũ Nhật Thăng dịch), 2, 
20.     Phan Trường Duyệt (2003). Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 
21.     Bùi Văn Lệnh và Trần Công Hoan (2004). Siêu âm chẩn đoán bộ máy tiết niệu sinh dục, Nhà xuất bản Y học, 
22.     Phạm Thị Thanh Hiền (2011). Những bệnh thường gặp trong sản khoa và phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 
23.     Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 
24.     Nguyễn Duy Ánh Nghiên cứu tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng kỹ thuật Realtime PCR, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 
25.     Royal College Of Obstetricians And Gynaecologists (2008). Pelvic Inflammatory Disease. Green-top Guideline No.32, 
26.     Bộ Y Tế (2012). Dược thư quốc gia Việt Nam.
27.     Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh bệnh viện Từ Dũ (2015). Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 
28.     Bộ Y Tế (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ Sản.
29.     Lê Thị Thanh Vân (2011). Nội soi xử trí viêm phần phụ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong 3 năm từ 2007 đến 2009. tạp chí nghiên cứu y học, 3(74), 
30.     Johnson, N.P. và W.Mak & M.C.Sowter (2002). Laparoscopic salpingectomy for women with hydrosalpinges enhances the success of IVF: a Cochrane review. Hum. Reprod, 17, 543-548.
31.     Kassabji, M., J.Sím và cộng sự (1994). Reduced pregnancy outcoma in patients with unilateral or bilateral hydrosalpinx after in vitro fertilization. Eur. J. Obstet. Gynaecol. Repord. Biol., 56, 129-132.
32.     Phan Trường Duyệt (2006). Kỹ thuật hiện đại ứng dụng thăm dò phụ khoa, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
33.     Phan Trường Duyệt (1998). Phẫu thuật sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, 
34.     Keck C. và Frubrug. (2007). Vô sinh do vòi trứng và điều trị phẫu thuật do trong vô sinh. Hội thảo về nguyên nhân và điều trị vô sinh Viện BV BMTSS, Hà Nội – Tổ chức Materra, CHLB Đức, 7-18.
35.     Teng-Kai Yang và et al (2015). Risk of Endometrial Cancer in Women With Pelvic Inflammatory Disease: A Nationwide Population-Based Retrospective Cohort Study. Medicine (Baltimore), 94(34), 
36.     Hà Văn Quyết và Nguyễn Thanh Long (1987). Nhận xét về chẩn đoán và điều trị viêm phần phụ và viêm màng bụng do viêm phần phụ tại bệnh viện Việt Đức trong 5 năm (1983-1987). Tạp chí y học thực hành năm 1991, 6, 17-18.
37.     Nguyễn Lê Minh (2011). Đánh giá kết quả điều trị viêm phần phụ bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong 4 năm 2007-2010, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
38.     Nguyễn Văn Thư (2015). Nhận xét kết quả điều trị viêm phần phụ cấp tính tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014, khóa luận tố nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
39.     CDC (2015). Pelvic Inflammatory Disease (PID) – CDC Fact Sheet.
40.     Soper DE, Brockwell NJ, Dalton HP và cộng sự (1994). Observations concerning the microbial etiology of acute salpingitis. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 170(4), 
41.     WHO (2012). Safe and unsafe induced abortion – Global and regional levels in 2008, and trends during 1995–2008.
42.     Farley TM, Rosenberg MJ và Rowe PJ (1992). Intrauterine devices and pelvic inflammatory disease: an international perspective. The Lancet, 339(8796), 785-788.
43.     CDC (2010). Pelvic Inflammatory Disease. Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines 2010, 
44.     Patrelli TS, Franchi L, Gizzo S và cộng sự (2013). Can the impact of pelvic inflammatory disease on fertility be prevented? Epidemiology, clinical features and surgical treatment: evolution over 8 years. The Journal of Reproductive Medicine, 58(9-10), 
45.     Hernando Gaitán, Edith Angel, Rodrigo Diaz và cộng sự (2002). Accuracy of five different diagnostic techniques in mild-to-moderate pelvic inflammatory disease. Infectious Diseases in Obstetrics and Gynecology, 10(4), 171-180.
46.     Nguyễn Đạt Anh và Nguyễn Thị Hương (2010). Các xét nghiệm thường quy trong thực hành lâm sàng, nhà xuất bản Y học, 
47.     Hemila M, Henriksson L và Ylikorkala O (1987). Serum CRP in the diagnosis and treatment of pelvic inflammatory disease. Archives of Gynecology and Obstetrics, 241(3), 177-182.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Giải phẫu và sinh lý phần phụ    3
1.1.1. Giải phẫu, cấu trúc mô học, chức năng vòi tử cung    3
1.1.2. Giải phẫu buồng trứng    5
1.1.3. Dây chằng rộng    6
1.2. Viêm phần phụ    6
1.2.1. Định nghĩa    6
1.2.2. Yếu tố nguy cơ    6
1.2.3. Vi khuẩn gây bệnh    7
1.2.4. Các tổn thương đại thể trong VPP    8
1.2.5. Các hình thái lâm sàng của VPP    9
1.2.6. Chẩn đoán xác định viêm phần phụ cấp    10
1.2.7. Chẩn đoán phân biệt viêm phần phụ cấp    11
1.2.8. Tiến triển của viêm phần phụ cấp     11
1.2.9. Điều trị viêm phần phụ cấp    11
1.2.10. Tiêu chuẩn khỏi bệnh    16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    17
2.1. Đối tượng nghiên cứu    17
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    17
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    17
2.2. Phương pháp nghiên cứu    17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    17
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    18
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu    18
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    21
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    21
3.1.1. Phân bố theo tuổi    21
3.1.2. Phân bố theo địa dư    22
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp    22
3.1.4. Tiền sử quan hệ tình dục    23
3.1.5. Tiền sử viêm nhiễm sinh dục    23
3.1.6. Tiền sử can thiệp sản phụ khoa    24
3.1.7.  Tiền sử sinh đẻ    25
3.2. Đặc điểm của 2 nhóm trước điều trị    25
3.2.1. Số bệnh nhân của hai phương pháp điều trị    25
3.2.2. Lâm sàng    26
3.2.3. Cận lâm sàng    27
3.3. Đặc điểm của 2 nhóm ngày thứ 7    31
3.3.1. Lâm sàng, cận lâm sàng    31
3.3.2. Kết quả điều trị tại ngày thứ 7    32
3.3.3. Trong mổ    33
3.4. Thời gian điều trị nội trú trung bình    35
3.5. Số kháng sinh    35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    36
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    37
4.1.1. Về yếu tố tuổi    37
4.1.2. Về địa dư, nghề nghiệp    37
4.2. Bàn luận về các yếu tố nguy cơ    38
4.2.1. Tiền sử quan hệ tình dục    38
4.2.2. Tiền sử viêm nhiễm sinh dục    39
4.2.3. Tiền sử can thiệp sản phụ khoa    39
4.2.4. Tiền sử sinh đẻ    40
4.3. Đặc điểm của 2 nhóm trước điều trị    41
4.3.1. Lâm sàng    41
4.3.2. Cận lâm sàng    44
4.4. Đặc điểm của 2 nhóm ngày thứ 7    48
4.4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    49
4.4.2. Tỉ lệ can thiệp ngoại khoa    51
4.4.3. Tổn thương quan sát trong mổ    51
4.4.4. Can thiệp trong mổ    52
4.5. Thời gian điều trị nội trú    53
4.6. Số kháng sinh    53
KẾT LUẬN    55
KIẾN NGHỊ    57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC