Nồng độ Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nồng độ Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.Trên thế giới mỗi năm có 4 triệu người nhập viện vì bệnh động mạch vành, trong đó 25% tử vong ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Ở châu Âu hàng năm có thêm khoảng chừng 0,3-0,6% người mắc bệnh. Về tỉ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120 – 250 tử vong/100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển. Tỉ lệ này tăng lên với tuổi: 800 – 1000 tử vong/100.000 ở lứa tuổi 65 – 74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ ở cùng lứa tuổi (Vademecum clinique 1988). Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân có xu hướng ngày càng tăng rõ rệt. Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam, có tới 16,3% dân số miền Bắc bị mắc các bệnh về tim mạch, trong đó đứng đầu là bệnh mạch vành [18], [19]. Trên cả nước, hàng năm có đến hàng triệu người bị bệnh mạch vành và khoảng 10% trong số bệnh nhân này tử vong do nhồi máu cơ tim… Đây được coi là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, luôn đe dọa tính mạng người bệnh.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2019.00158

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh được các biến chứng của bệnh mạch vành là một vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Trong những năm gần đây nhiều tác giả trong nước và nước ngoài đã chú ý đến một yếu tố độc lập làm gia tăng thêm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đó là Homocysteine huyết tương [24]. Homocysteine (Hcy) là một acid amin có chứa nhóm sulfur, được tạo thành trong quá trình chuyển hoá methionine và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Có nhiều nguyên nhân có thể do di truyền hay mắc phải tác động lên qua trình chuyển hoá hoặc đào thải Homocysteine làm tăng Homocysteine trong máu. Người ta thấy rằng: nồng độ Homocysteine tăng cao có liên quan đến các bệnh mạch máu [12], [13],[31], [41]. Tác động của Homocysteine đã được chứng minh là có thể gây tổn thương các tế bào nội mạc và hình thành các huyết khối [22], [58],
[60]. Chính vì tổn thương tế bào nội mạc và tích tụ tiểu cầu là đặc điểm cơ bản của bệnh mạch vành đã đưa đến một câu hỏi là có mối liên quan nào đó giữa nồng độ homocysteine huyết tương và bệnh lý mạch vành.
Nồng độ homocysteine thường tăng cao trong trường hợp nhồi máu cơ tim, sử dụng xét nghiệm homocysteine huyết tương có thể giúp ích cho các nhà tim mạch trong việc chẩn đoán sớm, tiên lượng và theo dõi điều trị bệnh mạch vành [23], [24]. Homocysteine và xét nghiệm homocysteine huyết tương là những vấn đề mới còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam đặc biệt là trong bệnh lý mạch vành. Tìm hiểu sự thay đổi homocysteine huyết tương và giá trị của xét nghiệm này trong chẩn đoán và theo dõi bệnh mạch vành là cơ sở để chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Nồng độ Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên" với hai mục tiêu:
1. Xác định nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan homocysteine huyết tương với mức độ tổn thương động mạch vành.

MỤC LỤC Nồng độ Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………………………………………………………3
1.1. BỆNH MẠCH VÀNH ………………………………………………………………………………………………………………………..3
1.1.1. Tuần hoàn mạch vành ………………………………………………………………………………………………………………3
1.1.2. Đại cương về bệnh động mạch vành…………………………………………………………………………..7
1.2. TỔNG QUAN VỀ HOMOCYSTEINE……………………………………………………………………………20
1.2.1. Lịch sử phát hiện homocysteine và các bệnh lý liên quan ………………….20
1.2.2. Cấu trúc phân tử của Homocysteine ………………………………………………………………………..21
1.2.3. Nồng độ Homocysteine trong huyết tương………………………………………………………..22
1.2.4. Quá trình chuyển hóa của homocysteine……………………………………………………………..22
1.2.5. Những nguyên nhân làm tăng homocysteine huyết tương ………………….23
1.2.6. Tác động gây hại của Hcy………………………………………………………………………………………………….24
1.2.7. Nghiên cứu về Homocysteine huyết tương ……………………………………………………..26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………………………..29
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn nhóm nghiên cứu……………………………………………………………………………29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………………………………………………………29
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………..29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………….30
2.2.2. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………………………………………………………………30
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………………..30
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….30
2.3.2. Khám lâm sàng các đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………32
2.3.3. Các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng ………………………………………………………………………..33

2.4. HÓA CHẤT PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU….33
2.4.1. Hóa chất………………………………………………………………………………………………………………………………………………33
2.4.2. Thiết bị…………………………………………………………………………………………………………………………………………………33
2.5. CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ………………………………..33
2.5.1. Kỹ thuật định lượng Homocysteine ………………………………………………………………………….33
2.5.2. Các xét nghiệm sinh hóa……………………………………………………………………………………………………..34
2.5.3. Chụp ĐMV chọn lọc……………………………………………………………………………………………………………….35
2.5.4. Phân độ nặng của tổn thương ĐMV theo điểm số GENSINI…………..39
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………………………………………………………………40
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU……………………………………………………….40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………….41
3.1. Đặc điểm bệnh nhân bệnh động mạch vành trong nhóm nghiên cứu…..41
3.2. Nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh ĐMV……….44
3.3. Liên quan giữa homocysteine huyết tương với mức độ tổn thương động
mạch vành………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..48
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………….55
4.1. Đặc điểm bệnh nhân bệnh động mạch vành trong nhóm nghiên cứu…..55
4.2. Nồng độ Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh ĐMV ……..59
4.3. Liên quan giữa Homocysteine huyết tương với mức độ tổn thương
động mạch vành …………………………………………………………………………………………………………………………………………………67
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………72
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………………………………..74

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ đau thắt ngực theo CCS ………………………………………………………………………………………………………9
Bảng 1.2. Phân loại Killip ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh………………………………………………………..17
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 ………………………………….31
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………41
Bảng 3.2. Phân loại bệnh nhân bệnh ĐMV ……………………………………………………………………………………………………42
Bảng 3.3. Vị trí và số lượng nhánh ĐMV hẹp……………………………………………………………………………………………42
Bảng 3.4. Mức độ hẹp động mạch vành…………………………………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.5. Điểm Gensini đánh giá tổn thương ĐMV ở đối tượng nghiên cứu……..43
Bảng 3.6. Nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh ĐMV ………………….44
Bảng 3.7. Tỷ lệ tăng homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh ĐMV…….45
Bảng 3.8. Phân bố nồng độ homocysteine huyết tương theo nhóm tuổi……………………..46
Bảng 3.9. Phân bố nồng độ homocysteine huyết tương theo giới……………………………………….47
Bảng 3.10. Phân bố nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân ĐMV theo
yếu tố nguy cơ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….47
Bảng 3.11. Phân bố nồng độ homocysteine theo phân nhóm bệnh ĐMV ………………..48
Bảng 3.12. So sánh nồng độ homocysteine huyết tương theo vị trí hẹp ĐMV …..48
Bảng 3.13. So sánh nồng độ homocysteine huyết tương theo số lượng nhánh
ĐMV hẹp……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..49
Bảng 3.14. So sánh nồng độ homocysteine huyết tương theo mức độ hẹp ĐMV……50
Bảng 3.15. Liên quan giữa nồng độ homocysteine huyết tương với mức độ nặng
của tổn thương ĐMV tính theo thang điểm Gensini………………………………………..52
Bảng 3.16. Tương quan giữa nồng độ homocysteine huyết tương với mức độ nặng
và lan rộng của tổn thương mạch vành ở đối tượng nghiên cứu…………………..53