Phân tích di truyền một số yếu tố quyết định tính kháng kháng sinh trên các chủng Shigella đa kháng thuốc ở TP. HCM, 2012 – 2013.
Tác giả: Nguyễn Quang Trường, Bùi Xuân Vũ, Diệp Thế Tài, Nguyễn Hoàng Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Văn Thương, Ân Khắc Huy, Nguyễn Thị Phương Lan.
Tóm tắt:
Các kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh lỵ trực trùng đang bị giới hạn bởi tình trạng đa kháng thuốc. Một trong những cơ chế kháng thuốc quan trọng là do các gen kháng – kháng sinh có vòng β-lactamase, metallo β-lactamase. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tình hình đa kháng thuốc và xác định tỷ lệ lưu hành các gen ESBLs, β-lactamase và Integron 1, 2 trên 30 chủng Shigella phân lập trên 384 mẫu phân tiêu đàm máu từ bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Đồng I, Tp.Hồ Chí Mình vào 2012-2013. Các chủng Shigella phân lập được kháng cao với các loại kháng sinh tetracillin, ampicillin, azitromycin, chloramphenicol (100%, 90%, 97%, 83%), và các kháng sinh thuộc họ kháng sinh Cephalosporin thế hệ III hiện đang được chỉ định dùng trong điều trị nhiễm Shigella cũng đã có sự đề kháng như: cefoperazone, cefotaxime, ceftriazone, cefixime, ceftazidime (13%, 13%, 13%, 13%,7%). Nồng độ ức chế tối thiểu của các chủng gia tăng. Có đến 100% các chủng đa kháng hoàn toàn trên 4 loại kháng sinh, 10% trên 5 loại kháng sinh, 6,6% trên 10 loại kháng sinh. Tỷ lệ các gen kháng thuốc ESBLs: blaOXA 60% (18/30), blaTEM 20% (6/30), blaCTX-M 16,7% (5/30),blaCTX-M1 6,7% (2/30), blaCTX-M 15 13,3% (4/30), blaCTX-M24 13,3% (4/30). Sự hiện diện đồng thời các gen ESBls khác nhau: blaCTX-M-15 , blaCTX-M24 ,blaTEM, blaOXA, blaCTX-M 13,3% (4/30) và các gen đa kháng thuốc intl1 83,3% (25/30) và intl2 90% (27/30) làm tăng tính đa kháng và gây khó khăn trong kiểm soát bệnh
MÃ TÀI LIỆU
|
Y HỌC DỰ PHÒNG |
Giá :
|
10.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|