PHÂN TÍCH NGƯỠNG CHI TRẢ CHO MỘT NĂM SỐNG CÓ CHẤT LƯỢNG CỦA NGƯỜI BỆNH HEMOPHILIA A TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

PHÂN TÍCH NGƯỠNG CHI TRẢ CHO MỘT NĂM SỐNG CÓ CHẤT LƯỢNG CỦA NGƯỜI BỆNH HEMOPHILIA A TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Võ Ngọc Yến Nhi1, Nguyễn Thị Thu Thủy1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hemophilia A là bệnh lý gây thiếu yếu tố đông máu phổ biến có chi phí điều trị cao gây gánh nặng kinh tế to lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, việc đánh giá ngưỡng chi trả cho bệnh này là hết sức cần thiết, giúp xem xét khả năng tiếp cận của người bệnh cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong giai đoạn từ 10/2021 đến 06/2022. Khảo sát trên 194 người bệnh với tỷ lệ nam giới là 100%.  Ngưỡng chi trả trên mỗi năm sống có chất lượng của người bệnh (WTP/QALY) hemophilia A có giá trị trung bình 164.841.827,72 VNĐ/QALY (95%CI: 118.514.386,40 -211.169.269,03 VNĐ/QALY). Các yếu tố có liên quan đến WTP/QALY của người bệnh bao gồm: tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập trung bình mỗi tháng, hệ số chất lượng sống theo thang đo EQ-5D-5L và VAS.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00911

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hemophilia A là bệnh thiếu hụt yếu tố đông máu phổ biến nhất trên thế giới với chi phí điều trị cao. Hemophilia A ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân tộc với tỷ lệ hiện mắc khác nhau giữa các quốc gia được ước tính với tỷ lệ 3-20 ca trên 100.000 dân số [1]. Tại Việt Nam, ước tính năm 2020 có 3.913 người mắc bệnh hemophilia, trong đó  có  3.228  người  mắc  hemophillia  Achiếm 82,5% các ca bệnh [2]. Yếu tố đông máu được sử dụng để điều trị bệnh hemophilia A (điều trị theo  đợt  hoặc  theo  yêu  cầu)  hoặc  dự  phòng thường xuyên để ngăn ngừa chảy máu. Điều trị bằng yếu tố đông máu rất tốn kém và gây gánh nặng kinh tế đáng kể cho người bệnh, gia đình và hệ thống y tế [3]. Các nghiên cứu trước đây đã ước tính rằng 45–94% tổng chi phí y tế trực tiếp cho bệnh hemophilia là do sử dụng yếu tố đông máu. Chính vì vậy, việc đánh giá ngưỡng chi trả để xem xét khả năng tiếp cận điều trị của người bệnh, lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp đồng thời là cơ sở xây dựng các chính sách hỗ trợ là cấp thiết hiệnnay. Trên thế giới có đã có một số nghiên cứu về ngưỡng chi trả của người bệnh hemophilia như nghiên cứu của Carlsson và cộng sự tại Thụy Điển (2004) [4]và nghiên cứu của Chaugule và cộng sự tại Hoa Kỳ (2015) [5]nhưng  không  đánh  giá  trên  một  năm  sống  có chất lượng. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào  về  ngưỡng  chi  trả  của  người  bệnh  mắc hemophilia  A  tại  Việt  Nam  được  thực  hiện.  Vì vậy,  nghiên  cứu  thực  hiện  nhằm phân  tích ngưỡng chi trả trên mỗi năm sống có chất lượng của người bệnh hemophilia A