RỐI LOẠN NHỊP NHĨ Ở BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN NHĨ: TỈ LỆ MẮC BỆNH, DIỄN BIẾN, TIÊN LƯỢNG VÀ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Đặng Quang Huy, Nguyen Minh Ngoc, Le Ngoc Thanh
RLNN trong bệnh TLN bao gồm: rung nhĩ, cuồng nhĩ và nhịp nhanh nhĩ. Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tuổi 40. Đường kính nhĩ trái, mức độ hở van hai lá và mức độ hở van ba lá là những yếu tố tiên lượng của RLNN. Mặc dù RLNN giảm đi sau khi đóng TLN bằng can thiệp hoặc phẫu thuật, có thể xuất hiện rối loạn nhịp mới với thời gian theo dõi lâu dài.Phẫu thuật Maze với mục đích điều trị hoặc dự phòng rối loạn nhịp giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu não và biến chứng chảy máu do thuốc chống đông. Các bằng chứng khoa học cho thấy RLNN nên được chẩn đoán xác định trước mổ. Phẫu thuật Maze nên được kết hợp với đóng TLN đem lại hiệu quả điều trị toàn diện cho bệnh nhân.
Rối loạn nhịp nhĩ (RLNN) bao gồm: cuồng nhĩ và rung nhĩ là những biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân thông liên nhĩ (TLN) trưởng thành. Chúng có thể để lại những di chứng nặng nề do biến chứng nhồi máu não, hoặc chí ít là những cơn thiếu máu não thoáng qua [1, 2]. Thời gian gần đây đã có ngày càng nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đãcó một số quan điểm được đưa ra về cách thức điều trị RLNN ở bệnh nhân TLN.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02420 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|