SO SÁNH HIỆU QUẢ KHỞI MÊ, THOÁT MÊ VÀ TÁC DỤNG TRÊN TUẦN HOÀN GIỮA GÂY MÊ KẾT HỢP PROPOFOL TCI VỚI KETAMIN VÀ ETOMIDAT VỚI SEVOFLURAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Hữu Tú2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm so sánh thời gian khởi mê, thời gian hồi tỉnh và ảnh hưởng trên nhịp tim, huyết áp giữa gây mê bằng propofol TCI kết hợp với Ketamin và Etomidat kết hợp với sevofluran ở người cao tuổi. 210 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, ASA I-II được ngẫu nhiên chia làm ba nhóm: nhóm 1 (n = 70) khởi mê bằng propofol TCI (Target Controlled Infusion) đặt nồng độ đích tại huyết tương (Cp- plasma concentration); nhóm 2 (n = 70) khởi mê bằng propofol TCI đặt nồng độ đích tại não (Ce – effect site concentration). Cả nhóm 1 và nhóm 2 kết hợp ketamin 0,3 mg/kg, duy trì mê bằng propofol -TCI; nhóm 3 (n = 70) khởi mê bằng etomidat truyền tĩnh mạch tốc độ 0,05 mg/kg/phút, duy trì mê bằng sevofluran. Ba nhóm cùng kết hợp fentanyl 3µg/kg; rocuronium 0,8mg/kg để đặt ống nội khí quản (NKQ). Kết quả: Thời gian chờ mất tri giác, đủ điều kiện đặt ống NKQ, thời gian khởi mê của nhóm 3 ngắn hơn so với nhóm 1 và nhóm 2 (p < 0,01). Tại thời điểm trước khi đặt ống NKQ: huyết áp tâm thu, huyết áp trung bình của nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2 và nhóm 3 với p < 0,05; Sau đặt ống NKQ: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch của nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1, nhóm 2 và cao hơn so với thời điểm trước khi khởi mê (p < 0,001). Thời gian đủ điều kiện rút ống NKQ của nhóm 1 và nhóm 2 ngắn hơn nhóm 3.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02091 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Gây mê hồi sức cho người cao tuổi gặp nhiều khó khăn bởi những thay đổi về sinh lý và bệnh lý, tỷ lệ tai biến và tử vong trong và sau mổ cao hơn người trẻ1. Giai đoạn khởi mê, đặt ống nội khí quản (NKQ) có thể gây trụy tim mạch do mê quá sâu hay tăng vọt mạch, huyết áp do mê chưa đủ làm tăng nguy cơ thiếu máu vành, tăng nguy cơ tai biến mạch não hay nặng thêm bệnh phối hợp kèm theo1.Phương pháp gây mê qua hệ thống bơm tiêm truyền kiểm soát nồng độ đích TCI (Target Controlled Infusion) mô hình Schnider được coi là phương pháp gây mê ít gây ảnh hưởng trên huyết động nhất đối với propofol, tuy nhiên theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hiếu (2012) khi khởi mê bằng propofol TCI-Cp ở người cao tuổi huyết áp tối đa vẫn giảm đến 28%-30% so với huyết áp nền2. Ketamin là thuốc mê tĩnh mạch duy nhất có tác dụng gây tăng mạch, huyết áp, nhịp tim và cung lượng tim, khi dùng phối hợp sẽ cân bằng huyết động với propofol. Etomidat là một thuốc mê tĩnh mạch ít ảnh hưởng đến huyết động, thường được lựa chọn để khởi mê ở bệnh nhân cao tuổi, tuy nhiên thuốc có nhược điểm là ức chế sự bài tiết hormone của vỏ thượng thận kể cả khi dùng một liều duy nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm 2 mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả khởi mê, thoát mê giữa propofol TCI-Cphoặc propofol TCI-Ce kết hợp ketamin với etomidat ở bệnh nhân cao tuổi.2. So sánh ảnh hưởng trên nhịp tim, huyết áp giữa khởi mê bằng propofol TCI-Cp hoặc propofol TCI-Ce kết hợp ketamin với etomidat ởbệnh nhân cao tuổi.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 210 BN ≥ 60 tuổicó chỉ định gây mê NKQ, phẫu thuật tại Khoa Gây mê hồi sức và chống đau Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 08 năm 2020.