TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ XELOX TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II, III TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Đàm Minh Sơn1, Lê Quốc Tuấn1, Nguyễn Văn Hiếu2
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Trường đại học y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II, III tại bệnh viện Đà Nẵng và đánh giá tác dụng không mong muốn của hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng có theo dõi dọc trên 66 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 6/2017 – 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59.98 ± 10.33, nhóm tuổi từ 50-59 và 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất là 34.8%. Vị trí u hay gặp nhất là đại tràng góc gan 22.7%, đại tràng sigma 37.9%, khối u biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ 74.2%. Đa phần độc tính của điều trị đều ở độ 1-2, tỷ lệ độc tính độ 3-4 về huyết học, tăng men gan, hội chứng bàn tay bàn chân, độc tính thần kinh ngoại biên chiếm tỷ lệ 3%-4.5%. Kết luận: Phác đồ XELOX an toàn trong điều trị bổ trợ ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu với các tác dụng không mong muốn ở mức độ nhẹ.
Ung thư đại tràng (UTĐT) là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu tại Việt Nam cũng như trêntoàn thế giới. Theo thống kê của Globocan năm 2020, trên thế giới mỗi năm ước tính có khoảng 1.148.515 bệnh nhân mắc mới và 576.858 bệnh nhân tử vong do UTĐT. Tại Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư phổ biến nhất với số lượng ca mắc mới hàng năm ước tính là 6.448 trường hợp và có tới 3.445 trường hợp tử vong vì UTĐT [1]. Trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II, III thì phẫu thuật vẫn là phương pháp chính để lấy bỏ khối u nguyên phát và nạo vét hạch vùng. Tuy nhiên phẫu thuật là biện pháp điều trị tại chỗ, để ngănchặn sự tái phát và di căn xa của các tế bào ung thư thì chúng ta cần phải sử dụng thêm các phương pháp điều trị toàn thân. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được lợi ích của hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật đối với ung thưđại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III. Nghiên cứu QUASAR sử dụng phác đồ FUFA đã khẳng định lợi ích của hóa trị bổ trợ trong điều trị UTĐT giai đoạn II nguy cơ cao như u có độ mô học 3-4, có tắc hoặc thủng ruột trong phẫu thuật, u T4, u xâm lấn mạch lympho, mạch máu, phẫu thuật vét được ít hơn 12 hạch[2]. Hiện nay có nhiều phác đồ hóa trị được sử dụng cho điều trị bổ trợ sau phẫu thuật UTĐT trong đó phác đồ phối hợp Capecitabine và Oxaliplatin (phác đồ XELOX) đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm nguy cơ tái phát và di căn, cải thiện thời gian sống thêm. Thử nghiệm lâm sàng No16968 so sánh hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX với phác đồ FUFA trên bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III, kết quả sống thêm không bệnh 7 năm là 63% (XELOX) và 56% (FUFA), p=0,004 [3]. Tại Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai điều trị hóa trị bổ trợ trong ung thư đại tràng bằng phác đồ XELOX nhằm làm giảm nguy cơ tái phát, di căn tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về kết quả cũng nhưtác dụng không mong muốn của phác đồ. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II, III tại bệnh viện Đà Nẵng và đánh giá tác dụng không mong muốn của hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00565 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|