THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI BỊ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI
Nguyễn Thị Thúy Hồng1, Chu Thị Phương Mai1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 234 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021 bằng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (25,6%) trong nhóm trẻ nghiên cứu. Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi tăng nguy cơ thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu vitamin D lần lượt 1,5 lần, 1,5 lần và 1,9 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có tương quan giữa chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) với nồng độ sắt (r=0,01; p=0,92). Chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) tương quan yếu với nồng độ ferritin huyết thanh (r=0,17; p=0,01), tương quan yếu với nồng độ vitamin D (r=0,21; p=0,001), tương quan trung bình với nồng độ kẽm (r=0,45 với p<0,00). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đặc biệt mức độ nặng, tăng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng (bao gồm sắt, kẽm và vitamin D) hơn so với trẻ không suy dinh dưỡng thấp còi.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00915 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tình trạng suy dinhdưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thấp còi và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đang là vấn đề có ý nghĩa về sức khỏe cộng đồng được quan tâm. Theo báo cáo của UNICEF/WHO/WB năm 2021 cho thấy trên thế giới có khoảng 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, chiếm tỷ lệ 22,0%.1Tại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao, đặc biệt suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tới 23,2% ở trẻ dưới 5 tuổi (2018). Bên cạnh đó, hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người có nguy cơ thiếu đa vi chất, được coi là “thiếu ăn tiềm tàng”. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trường diễn liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, thiếu vi chất dinh dưỡng rất phổ biến ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Trên thế giới, từ lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu bổ sung vi chất để phòng chống suy dinh dưỡng. Nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi thiếu các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt như iod, sắt, kẽm sẽ tác động lâu dài lên sự phát triển thần kinh và nhận thức của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm miễn dịch, góp phần làm tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn thiếu hụt sẽ làm tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức đề kháng, phá vỡ được vòng xoắn bệnh lý giữa suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương