Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp.Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thuộc nhóm “bệnh động vật” (zoonosis) tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Giun đũa ở chó là Toxocara canis, ở mèo là Toxocara cati. Người bị nhiễm do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, hoặc thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Quan trọng nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi…gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như động kinh (ký sinh ở não), giảm thị lực hoặc mù (ký sinh ở mắt) [10].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2019.00037 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo cùng với bệnh Chagas, ấu trùng sán dây lợn, bệnh toxoplamosis và trùng roi sinh dục được xem là năm bệnh ký sinh trùng bị lãng quên có tầm ảnh hưởng lớn nhất [89]. Bệnh ấu trùng giun đũachó/mèo cũng gây ra một hiểm họa y tế công cộng lớn đặc biệt là ở các nước đang phát triển [93]. Tỷ lệ nhiễm cao thường ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và các cộng đồng nông thôn hơn là các cộng đồng công nghiệp hóa, thành thị, ôn đới [81],[94],[105]. Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm Toxocara canis, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, đặc biệt là môi trường đất. Phân bố nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo rất rộng, từ cực Nam bán cầu đến các vùng nhiệt đới với tỷ lệ huyết thanh dương tính khác nhau từ 0,7% ở New Zealand cho đến 93% ở La Reunion (châu Phi) [82],[125].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo chưa nhiều, chỉ có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó ở người tại một số điểm như ở miền Bắc là 58,7-74,9% [9],[14]; miền
Nam từ 38,4-53,6% [17],[23],[35]; ở miền Trung từ 13-50% [7],[13],[34].2 Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo có xu hướng ngày một gia tăng. Qua theo dõi tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cho thấy mỗi năm phát hiện hàng nghìn trường hợp có huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo, đa số đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa [8],[26].
Công tác phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo cũng chưa được quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung vào dịch tễ, các yếu tố nguy cơ và đưa ra các khuyến cáo về phòng bệnh; còn tại Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu can thiệp phòng chống nào trong cộng đồng, điều này có thể làm cho tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mộ Đức là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi có những đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội gần tương tự như các khu vực đồng bằng khác của Việt
Nam. Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố liên quan và hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó tại huyện Mộ Đức sẽ rất cần thiết để góp phần vào tìm hiểu sự phân bố và đề xuất triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống một cách hiệu quả tại các địa phương khác. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, 2016.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng, chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại điểm nghiên cứu (2016-2017)
MỤC LỤC Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………….3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo. ……………………………3
1.1. Trên Thế giới…………………………………………………………………………………………3
1.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………………4
1.2. Đặc điểm sinh học của giun đũa chó mèo Toxocara spp………………………….4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh ………………………………………………………………………………4
1.2.2. Chu kỳ của giun đũa chó………………………………………………………………………6
1.3. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ……….7
1.3.1. Trên Thế giới………………………………………………………………………………………7
1.3.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………….10
1.4. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh ấu trùng giun đũa
chó/mèo ở người ……………………………………………………………………………………….11
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng…………………………………………………………………………11
1.4.2. Chẩn đoán…………………………………………………………………………………………14
1.4.3. Điều trị……………………………………………………………………………………………..17
1.5. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo …………………….19
1.5.1. Nguồn nhiễm giun đũa chó/mèo ở vật chủ chính …………………………………..19
1.5.2. Mầm bệnh ở ngoại cảnh……………………………………………………………………..21
1.5.3. Yếu tố môi trường ……………………………………………………………………………..25
1.5.4. Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội……………………………………………………………..25
1.5.5. Yếu tố hành vi con người……………………………………………………………………27
1.6. Phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo …………………………………….28
1.6.1. Một số biện pháp phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo trên thế
giới……………………………………………………………………………………………………………29
1.6.2. Phòng chống nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở Việt Nam…………………..35CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….37
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………37
2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………37
2.3. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………….37
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………39
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………39
2.4.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………………….42
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu. …………………………………………………………….46
2.4.4. Tổ chức thực hiện………………………………………………………………………………47
2.4.5. Biến số và các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ……………………………………50
2.4.6. Vật liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………………54
2.5. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………….55
2.6. Các biện pháp khống chế sai số ………………………………………………………….56
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………….56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..58
3.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở
người………………………………………………………………………………………………………..58
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người…………………………………………..58
3.1.2. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người …………………………………………….63
3.1.3. Một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ………………..64
3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống ………………………………75
3.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người …..75
3.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh……………………………77
3.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành
của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó …………………………79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………….88
4.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở
người………………………………………………………………………………………………………..884.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………..88
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu………..88
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ………….94
4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống …………………………….101
4.2.1. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người …101
4.2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh………………………….103
4.2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành
của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó ……………………….104
4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu…………………………112
4.4. Điểm mới của nghiên cứu ………………………………………………………………….114
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….115
1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ………. 115
2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun
đũa chó …………………………………………………………………………………………………..115
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………..117
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Truyền thông giáo dục đã thực hiện tại điểm can thiệp …………………….44
Bảng 3.1. Đặc tính về giới và nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ………………………….58
Bảng 3.2. Đặc tính về trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu……..58
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại các điểm nghiên cứu ….59
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo giới tính tại các điểm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………59
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo nhóm tuổi ………………60
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người theo yếu tố gia đình………..61
Bảng 3.7. Thống kê triệu chứng lâm sàng trên số trường hợp bệnh ấu trùng giun
đũa chó ……………………………………………………………………………………………………..63
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó tại các điểm nghiên cứu………………..63
Bảng 3.9. Tỷ lệ có triệu chứng lâm sàng trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó……64
Bảng 3.10. Tỷ lệ nuôi chó tại các điểm nghiên cứu…………………………………………64
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại các điểm nghiên cứu………………………65
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó theo nhóm tuổi ở chó tại các điểm nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………………65
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu ………..66
Bảng 3.14. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm nghiên cứu …..66
Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu………..67
Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau theo vị trí thu thập………………..67
Bảng 3.17. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau tại các điểm nghiên cứu……..68
Bảng 3.18. Tỷ lệ có nghe nói và nguồn thông tin về bệnh ấu trùng giun đũa chó .68
Bảng 3.19. Kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó………………………………………69
Bảng 3.20. Thái độ về bệnh ấu trùng giun đũa chó …………………………………………70
Bảng 3.21. Thực hành về ăn uống và thói quen sinh hoạt ………………………………..71
Bảng 3.22. Liên quan giữa nuôi chó và nhiễm ấu trùng giun đũa chó ……………….72
Bảng 3.23. Liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm ấu trùng giun đũa chó……………73
Bảng 3.24. Liên quan giữa thói quen sinh hoạt và nhiễm ấu trùng giun đũa chó…74Bảng 3.25. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm ở người sau can thiệp……………………………….75
Bảng 3.26. Thay đổi về tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó sau can thiệp …………….75
Bảng 3.27. Hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng albendazole ………76
Bảng 3.28. Hiệu quả điều trị làm giảm triệu chứng lâm sàng……………………………76
Bảng 3.29. Thay đổi về tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan sau can thiệp điều trị…………..77
Bảng 3.30. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó sau can thiệp …………………….77
Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất sau can thiệp……….78
Bảng 3.32. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở rau sau can thiệp……….79
Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức về nguy cơ nhiễm …………………………………………..79
Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng bệnh ………………………………………..80
Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về phòng chống bệnh………………………………………80
Bảng 3.36. Thay đổi thái độ về phòng chống bệnh………………………………………….81
Bảng 3.37. Thực hành nuôi chó tại xã can thiệp sau can thiệp………………………….82
Bảng 3.38. Thay đổi về thực hành nuôi chó …………………………………………………..83
Bảng 3.39. Thay đổi về bồng bế chó, xử lý phân chó………………………………………84
Bảng 3.40. Thay đổi về ăn rau sống, rửa rau ………………………………………………….85
Bảng 3.41. Thay đổi về thói quen tiếp xúc đất, rửa tay ……………………………………86DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Giun đũa Toxocara canis trưởng thành ……………………………………………5
Hình 1.2. Trứng giun đũa chó ………………………………………………………………………..5
Hình 1.3. Ấu trùng giun đũa chó…………………………………………………………………….5
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của giun đũa chó…………………………………………………..6
Hình 1.5. Bản đồ phân bố huyết thanh dương tính giun đũa chó/mèo …………………9
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi………………………..38
Hình 2.2. Thiết kế và quy trình triển khai nghiên cứu ……………………………………..42
Hình 2.3. Các biện pháp can thiệp thực hiện tại điểm nghiên cứu …………………….43
Hình 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu bệnh ấu trùng giun đũa chó …………………..45
Hình 2.5. Thuốc Unaben ……………………………………………………………………………..55
Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo trình độ học vấn ………………….60
Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo nghề nghiệp………………………..61
Hình 3.3. Mức độ OD/ngưỡng của số nhiễm ấu trùng giun đũa chó………………….62
Hình 3.4. Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan trên số nhiễm ấu trùng giun đũa chó………..62
Hình 3.5. Thực hành nuôi chó thả rông và tẩy giun cho chó…………………………….71