THỰC TRẠNG NGUY CƠ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN ĐỊNH, THANH HÓA

THỰC TRẠNG NGUY CƠ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN ĐỊNH, THANH HÓA
Nguyễn Danh Lâm1, Lê Minh Giang2, Nguyễn Thị Phương Mai3, Nguyễn Thị Diệu Thúy4, Nguyễn Thị Thanh Mai3
1 Bệnh viện Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
2 Viện Y học dự phòng và y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường đại học Y Hà Nội
4 Trung tâm đào tạo và nghiên cứu về lạm dụng chất và HIV, Trường đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trung học phổ thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng thang đánh giá trầm cảm, lo âu và stress DASS-21 cho 482 học sinh trung học phổ thông tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả: tỷ lệ rối loạn stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 41,7%, 49,0%, 43,6%, chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Có khoảng 1/3 số trẻ đã từng nghĩ đến tự làm đau bản thân và 10% trẻ đã tự làm đau bản thân. 25% số trẻ đã từng nghĩ đến tự tử và 1,4% số trẻ đã thực hiện tự tử nhưng không thành công. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở học sinh trung học ở vùng bán đô thị là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Nhu cầu cấp thiết cần thiết lập hệ thống hướng dẫn cho học sinh trung học các kỹ năng đối phó với căng thẳng và tiếp cận các dịch vụ tư vấn và điều trị khi có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00934

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Stress, lo âu, trầm cảm là những rối loạn tâm thần phổ biến, thường gặp ở vị thành niên và người trẻ tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 10 –20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới mắc các rối loạn tâm thần liên quan đếnstress, lo âu và trầm cảm, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật và thương tật ở độ tuổi này nhưng phần lớn không tìm kiếm được sự giúp đỡ [1]. Đây là lứa tuổi trẻ đang học trung học phổ thông (THPT), cũng là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên, trẻ dễbị tổn thương tâm lý và có nhiều vấn đề của sức khỏe tâm thần. Theo báo cáo của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), 8 –29% vị thành niên ở Việt Nam đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần [2]. Qua khảo sát tại một  số trường THPT ở các thành phố lớn của Việt  Nam  bằng  DASS-21  đều  cho  thấy  tỷ  lệ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh rất cao và trở thành vấn đề thời sự. Tại TP Hồ Chí Minh tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh THPT lần lượt là 36,1%, 39,8%, 59,8% [3]. Tại Hà Nội học sinh THPT có 77,9% stress, 69,9% lo âu và trầm cảm là 36,9% [4]. Phần lớn các tác giả đều ghi nhận rằng đối tượng nghiên cứu của họ không hoặc ít tìm kiếm sự giúp đỡ khi có vấn đề về sức khỏe tâm thần, để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến học tập và gia tăng tỷ lệ tự sát. Nghiên cứu của Nguyễn  Tấn  Đạt  (2013)  công  bố    tỷ  lệ  có  kế hoạch tự sát ở học sinh THPT 15 –19 tuổi là 12,9% và 3,8% đã có hành vi toan tự sát và lo âu, trầm cảm là những yếu tố nguy cơ của tự sát ở đối tượng này