Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa năm học 2014-2015.Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện, trẻ cần phải được chăm sóc cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần. “Không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần!”, khẩu hiệu mà liên đoàn SKTT Thế giới đưa ra năm 2011 thật sự có ý nghĩa đối với công tác chăm sóc SKTT. Chăm sóc sức khỏe thể chất nhằm thúc đẩy cho trẻ phát triển tối đa về thể lực, chiều cao, cân nặng, từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh được các nguy cơ tử vong do bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe tâm thần phải được bắt đầu từ khi đứa trẻ sinh ra, vì thế mà chủ đề chăm sóc SKTT trẻ em đang được cả xã hội quan tâm.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2017.00083 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Theo điều tra ở các nước trong khu vực và trên thế giới, trung bình khoảng 20% trẻ em bị tổn thương SKTT dưới nhiều hình thức khác nhau [1]. Các tổn thương về tinh thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Theo báo cáo năm 2011 của tổ chức y tế thế giới, trên 25% dân số thế giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời (WHO 2011) [2].
Tại Việt Nam tình trang bệnh trầm cảm, lo âu, căng thẳng thần kinh, khủng hoảng tâm lý… ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Khảo sát về sức khỏe tâm thần học sinh Hà Nội bằng công cụ SQD của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam trên mẫu nghiên cứu 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi từ 10-16 cho thấy 20% các em có vấn đề về SKTT [3]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và cộng sự cho biết có từ 12 – 13% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 6 – 16 gặp phải những vấn đề SKTT một cách rõ rệt [4]. Vấn đề SKTT trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, và cũng là một hồi chuông cảnh báo cho ngành giáo dục cũng như y tế.
Theo khảo sát của Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương tại 6 trường học ở Hà Nội năm 2005, tỷ lệ học sinh mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần 19,46% [5].
Chương trình học quá tải, thiếu các hoạt động tập thể sinh động, thiếu cảm thông và sự giúp đỡ của thầy cô khiến trẻ nhanh mệt mỏi, mất hứng thú học tập dẫn đến chán học, bỏ học…. Việc cha mẹ ít quan tâm hoặc quan tâm thái quá, dạy con bằng bạo lực… làm trẻ thấy thiếu vắng tình cảm cũng ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của các em [6]. Vì vậy, để thực hiện chăm sóc sức khỏe vị thành niên gia đình là yếu tố quan trọng, nhưng không thể tách rời các thiết chế khác là nhà trường, cộng đồng xã hội và ngành y tế như thế mới mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của lứa tuổi học đường, kể từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp, kịp thời.
Trường THPT chuyên Lam Sơn ngày nay là sự kế tục và phát triển từ trường Trung học Thanh Hoá (Collège de Thanh Hoá) thành lập năm 1931, Collège Đào Duy Từ (1943-1950). Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn là trường trung học phổ thông (THPT) công lập nằm ở thành phố Thanh Hóa, tỉnhThanh Hoá. Là một trong những trường trung học phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa [7].
Trường THPT Quảng Xương III tiền thân là phân hiệu 2 trường cấp 3 Quảng Xương I – Thanh Hóa, được thành lập ngày 11-11-1983 theo quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá ký. Trường đặt tại xã Quảng Minh – Huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hoá. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Quảng Xương III luôn bám sát mục tiêu chiến lược: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước”. Từ mái trường này, hơn 11.700 lượt học sinh đã tốt nghiệp ra trường, trong đó nhiều học sinh đang giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, doanh nghiệp, trường học…
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế các gia đình ở đây thuộc loại trung bình, phụ huynh hầu hết làm nông, bận rộn với việc kiếm sống nên sự quan tâm đến con cái có phần hạn chế. Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc phát triển thể chất và tinh thần của học sinh. Vì thế tìm hiểu thực trạng SKTT của học sinh và các yếu tố liên quan, nhằm cải thiện SKTT cho các em là việc làm cần thiết.
Vì vậy chúng tôi tiến hành “Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa năm học 2014 – 2015” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm trí học sinh tại hai trường THPT tại Thanh Hóa trong năm học 2014 – 2015
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới sức khỏe tâm trí của học sinh hai trường THPT tại Thanh Hóa trong năm học 2014 – 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa năm học 2014 – 2015
1. Uses of the SDQ, searched on 04/03/2014, <http://www.sdqinfo.com/d0.html>,
2. WHO (2011). The World health report 2011, Metal health: new understanding, new hope, Geneva,
3. Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương (2006). Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội – Bệnh viện tâm thần Mai Hương – Trung tâm sức khỏe quốc tế, trường đại học Melbourne – Autralia, Hà Nội, Hà Nội,
4. Đặng Hoàng Minh và cs (2009). Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,
5. Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương (2010). Báo cáo kết quả khảo sát sức khỏe tâm thần của học sinh trương học Hà Nội 2005-2007, Hà Nội,
6. Nguyễn Thị Thanh Bình (2008). Một số kiến nghị về giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự phát triển về sức khỏe tâm thần của trẻ em,
7. Wikipedia (2015). Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa,
8. WHO (2003). Investing in mental health. World health organization,
9. Vũ Dũng (2008). Từ điển tâm lý học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa,
10. Đặng Bá Lãm và cộng sự (2007). Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội,
11. Nguyễn Viết Thiêm (2002). Sức khỏe tâm thần cộng đồng – Tài liệu sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
12. Hoàng Cẩm Tú (2007). Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
13. Trường Đại học Y tế công cộng (2010). Nâng cao sức khỏe tinh thần học sinh: Chương trình thử nghiệm tại hai trường THCS Hà Nội,
14. Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Sức khỏe lứa tuổi, NXB Y học, Hà Nội.
15. Đặng Hoàng Hải (2010). Giáo trình bài giảng Tâm thần học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,
17. Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương (2009). Dự án Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội 2005-2007,
24. Hoàng Cẩm Tú (2007). Bảo vệ & chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, giáo dục tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Bộ Y tế (2005). Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình hình mới,
28. Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (2013). Báo cáo số liệu phân tích năm 2012 của Đường dây Tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567,
29. Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2007). Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố, Đề tài nghiên cứu, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
31. Đặng Hoàng Minh và cs (2010). Điều tra về thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh hai trường THPT Nguyễn Trãi và Vân Tảo (Hà Nội) năm 2010, Trường Đại học Giáo dục, Đại hóc Quốc Gia Hà Nội,
33. Bộ Y tế (2005). Điều tra quốc tế về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội,
35. Nguyễn Thị Thúy Anh (2010). Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2010, Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
36. Đàm Thị Bảo Hoa (2014). Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
38. Đặng Bá Lãm và cộng sự (2007). Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em – Giáo dục, Tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008). Kết luận Hội thảo. Sức khỏe tinh thần trẻ em thành phố Hồ Chí Minh” tổ chức tháng 12-2008,
40. Nguyễn Cao Minh (2012). Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. John Samtrock (2007). Tìm hiểu tâm lý tuổi vị thành niên, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
43. Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2005). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và đào tạo – Viện khoa học giáo dục, Hà Nội,
45. Nguyễn Văn Tường (2012). Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường, Hội thảo khoa học Tâm lý học đường, Lý luận – Thực tiễn và định hướng phát triển, NXB Đại học sư phạm.
48. Hồ Thị Luấn và cs (2011). Bạo hành trẻ em trong nhà trường, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM,
49. Viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008). Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh – Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ,
50. Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2011). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến SKTT học sinh 1 số trưởng THCS và THPT tại Hà Nội,
60. Trần Tuấn (2006). Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ số 779/QĐ-LHH ngày 15/2/2005,
61. T. t. n. c. đ. t. v. P. t. c. đồng (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu Thí điểm sử dụng bộ công cụ sàng lọc RNTT học sinh SDQ25 tại các trường phổ thông của Hà Nội,
62. Goodman (1997). Strengths and Difficulties Questionnaire, <http://sdqinfo.org/py/sdqinfo/b3.py?language=Englishqz(UK)>, 10-1.
63. Vũ Thị Hoàng Lan và Lương Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Thúy Anh (2011). Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở trường THPT Cầu Giấy Hà Nội. Tạp chí Y dược học Quân sự, 5, 76-78.
64. U. Ravens-Sieberer, N.Wille và S.Bettge và các cộng sự (2007). Mental health ò children and adolescents in Germany.Results from the BELLA study within the German Health Interview and Examination Survey for Children and Adolescents (KiGGS). Bundesgesundheitsblatt Gesundheitsforchung Gesundheitsschutz, 50(5-6), 871-878.
65. H.Meltzer, R.Gatward và R. G. v. c. c. sự (2003). Mental health ò children and adolescents in Great Britain. Int Rev Psychiatry, 15(1-2), 185-187.
66. Nguyễn Văn Thọ (2010). Khảo sát các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh phổ thông cơ sở tại thành phố Biên Hòa. Tạp chí Y dược học Quân sự, 35(3), 33-37.
67. N. n. C. Minh (2012). Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc cao vấn đề sức khỏe tâm thần, Trường Đại học giáo dục.
68. Aase Sagatun et al (2007). The association between weekly hours of physical student in the city of Oslo, Norway BMC Public Health, 155, 7.
69. Hoàng Bá Thịnh và cs (2013). Nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
70. Lê Sơn (2012). Bạo lực học đường – sự cảnh báo về thiên lệch trong giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc ” Đổi mới tư duy theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI” do Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Nha Trang ngày 14 tháng 5 năm 2012.
71. Đặng Hoàng Minh và cs (2009). Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường. Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, 25(1S), 106-112.
MỤC LỤC Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh hai trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa năm học 2014 – 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm 4
1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần 4
1.1.2. Khái niệm tuổi vị thành niên 6
1.2. Những biến đổi về thể chất và tâm lý ở tuổi vị thành niên 6
1.2.1. Những thay đổi cơ thể ở tuổi vị thành niên 6
1.2.2. Những biến đổi về tâm lý 7
1.2.3. Biến đổi về mặt xã hội 9
1.3. Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và VTN 10
1.3.1. Khái niệm vấn đề SKTT trẻ em và VTN 10
1.3.2. Tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên trên thế giới 12
1.3.3. Thực trạng về vấn đề SKTT trẻ em và VTN ở Việt Nam 14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em và VTN 17
1.4.1. Yếu tố về đặc điểm cá nhân 18
1.4.2. Yếu tố gia đình 18
1.4.3. Yếu tố trường học 21
1.4.4. Yếu tố về lối sống 22
1.5. Công cụ sử dụng nghiên cứu SKTT ở trẻ em và VTN 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27
2.3. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.3.1. Kỹ thuật thu thập thông tin 28
2.3.2. Công cụ thu thập thông tin 29
2.3.3. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 31
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu 32
2.4. Hạn chế và cách khắc phục 33
2.4.1. Hạn chế 33
2.4.2. Cách khắc phục 33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Thông tin chung của học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm 2014 – 2015 35
3.2. Thực trạng SKTT của học sinh trường THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 37
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 40
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với SKTT học sinh 45
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 53
4.2. Thực trạng vấn đề SKTT ở hai trường THPT tỉnh Thanh Hóa 54
4.2.1. Vấn đề SKTT chung 54
4.2.2. Vấn đề liên quan đến SKTT được đánh giá trên thang SDQ 55
4.3. Yếu tố liên quan đến vấn đề SKTT ở hai trường THPT tỉnh Thanh Hóa 57
4.4. Bàn luận về bộ công cụ nghiên cứu 62
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 63
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá SKTT học sinh do giáo viên điền trên bộ câu hỏi SDQ 30
Bảng 3.1: Thông tin chung của học sinh 35
Bảng 3.2: Thông tin về các yếu tố gia đình học sinh 40
Bảng 3.3: Thông tin về yếu tố quan hệ gia đình 41
Bảng 3.4: Thông tin về yếu tố nhà trường quan hệ với thầy cô, bạn bè 42
Bảng 3.5: Một số yếu tố cá nhân học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 43
Bảng 3.6: Thực trạng vấn đề SKTT và yếu tố đặc điểm cá nhân 45
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân học sinh với SKTT THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 46
Bảng 3.8: Yếu tố gia đình và vấn đề SKTT học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 47
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với vấn đề SKTT học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 48
Bảng 3.10: Yếu tố quan hệ gia đình và vấn đề SKTT học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 49
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa quan hệ gia đình với SKTT học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 50
Bảng 3.12: Yếu tố nhà trường và vấn đề SKTT học sinh THPT Lam Sơn, THPT Quảng Xương III, Thanh Hóa năm học 2014 – 2015 51