Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An năm 2014

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An năm 2014
Tác giả: Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Đình Khuê
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành năm 2014 nhằm mô tả thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn 319 ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ về tai nạn lao động trong vòng 1 năm trước thời điểm nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động ở ngư dân là 24,1%, chủ yếu là vết thương phần mềm (72,7%) và tai nạn ở mức độ nhẹ và vừa chiếm đa số (90,9%). Tai nạn xảy ra nhiều ở ngư dân tuổi đời từ 49-59 (67,6%) và tuổi nghề dưới 5 năm (55,8%). Nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn lao động là do dụng cụ lao động, máy móc (45,5%) và tiếp theo là trượt ngã (28,6%). Có một số yếu tố liên quan đến tai nạn lao động của ngư dân đánh bắt xa bờ: nhóm ngư dân có trình độ tiểu học trở xuống có nguy cơ bị tai nạn cao gấp 11,5 lần so với các ngư dân có trình độ văn hóa cao hơn với p < 0,001, CI95% (4,16-31,94); nhóm ngư dân có tuổi nghề đánh bắt hải sản xa bờ dưới hoặc bằng 5 năm có nguy cơ bị tai nạn cao gấp 7,9 lần so với những ngư dân có tuổi nghề trên 5 năm với p< 0,001, CI95% (2,87-21,57); nhóm ngư dân làm việc trên 8 giờ/ngày có nguy cơ bị tai nạn cao gấp 10,8 lần nhóm ngư dân làm việc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày với p < 0,001, CI95% (2,76-42,33). Chính quyền và ngành y tế phối hợp với các Ban/Ngành ở địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng chống tai nạn lao động nói riêng và kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ nói chung.

MÃ TÀI LIỆU

 Y HỌC DỰ PHÒNG

Giá :

10.000đ

Liên Hệ

0915.558.890