THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
Phan Thanh Thuỷ1, Trần Khánh Toàn2
1 Bộ Y tế
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tăng huyết áp (THA) và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) tại tỉnh Quảng Bình. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 815 NCT tại 4 xã thuộc tỉnh Quảng Bình. Kết quả: Tỷ lệ THA là 52% trong đó 65,3% đã biết về bệnh và 42,4% đang được điều trị. Tỷ lệ mắc THA tăng theo tuổi (từ 49,5% ở nhóm 60-69 tuổi lên 64,0% ở nhóm từ 80 tuổi trở lên) và mức BMI (từ 43,2% ở người thiếu cân lên 59,9% ở người thừa cân); cao hơn ở người béo bụng (51,4%) so với người không béo bụng (40,5%), và người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch (61,2%) so với những người không có tiền sử mắc bệnh (35,7%). Kết luận: NCT tại Quảng Bình có tỷ lệ mắc THA cao với hơn một phần ba chưa biết mình mắc bệnh và gần 60% chưa được điều trị. Nhóm tuổi, chỉ số BMI, tình trạng béo bụng, tiền sử mắc bệnh lý tim mạch theo khai báo là các yếu tố liên quan đến mắc THA ở NCT.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02093 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Song song với quá trình già hóa dân số là việc đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là THAvà các bệnh tim mạch khác. Năm 2010, ước tính toàn thế giới đã có 1,4 tỷ người trưởng thành mắc THA, với khoảng 2/3 đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm có khoảng 9,4 triệu trường hợp tử vong có liên quan tới các biến chứng của THA [1]. Nguy cơ mắc THA suốt cuộc đời cho đến 80 tuổi là 93% ở nam và 91% ở nữ [7]. Với tốc độ già hoá dân số như hiện nay, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng nhanh chóng và ước tính chiếm đến 2/3 trong nhóm dân số cao tuổi [8].Tại Việt Nam, các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân gây tử vong của cả nước năm 2012. THA là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ, đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay [10]. Tỷ lệ mắc THA ở ngưởi trưởng thành từ 25 tuổi trở lên năm 2015-206 là 47,3% [4].Tỉnh Quảng Bình cũng phải đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe của NCT, trong đó có THA nhưngchưa nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu mô tả thực trạng mắc tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở NCT trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ vòng 1 Dự án Nghiên cứu sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam (VHAS) năm 2018 [5]. Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi sinh từ năm 1958 trở về trước sinh sống tại tại các xã, phường được lựa chọn, không có tiêu chuẩn loại trừ. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu cắt ngang ước tính một tỷ lệ với tỷ lệ mắc THA ước tính là p=50%, mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, sai số tuyệt đối d=0,05, hệ số thiết kế bằng 2 cho nghiên cứu chọn mẫu nhiều giai đoạn tính được cỡ mẫu tối thiểu là 770. Trong khuôn khổ Dự án VHAS, mỗi xã, phường có 204 NCT được chọn ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu. Những người đi vắng hoặc từ chối tham gia được thay thế bởi một người khác cùng thôn, cùng tuổi, cùng giới. Tổng cộng có 815 NCT được phân tích trong bài báo này do 1 trường hợp bị mất số liệu về huyết áp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, tăng huyết áp, Quảng Bình, cộng đồng
Tài liệu tham khảo
1. Hà Thị Vân Anh. Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa trung ương. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2012.
2. Lê Thị Hương, Trần Thị Mai Hoa, Lê Thị Thanh Xuân, và cộng sự. Tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013. Tạp chí Y học dự phòng, 2015, XXV, pp 77-82.
3. Hoàng Phương Thủy (2013). Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.
4. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Huỳnh Văn Minh, và cộng sự. Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016. Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.