THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 2 XÃ THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2021
Trần Thị Phương1*, Tạ Thúy Loan1
Mục tiêu: Xác định thực trạng trầm cảm của người cao tuổi năm 2021 theo thang đo GDS.
Phương Pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 387 người cao tuổi tại 2 xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Kết quả: có 19,4% người bị bệnh trầm cảm (điểm trên 14). Tỷ lệ người có độ tuổi dưới 70 bị trầm cảm chiếm 13,8% trong khi tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 70 là 27,0% (OR=2,302; 95% CI: 1,37- 3,84). Tỷ lệ người kết hôn bị trầm cảm chiếm 11,9% trong khi tỷ lệ này ở nhóm không kết hôn là 38,2% (OR=4,567; 95% CI: 2,69-7,75). Có 11,7% người trong nhóm còn lao động bị trầm cảm, trong khi có 28,2% người ở nhóm không còn lao động bị trầm cảm (OR=2,975; 95% CI: 1,74-5,07). Tỷ lệ bị trầm cảm trong nhóm người có tập thể dục không thường xuyên là 22,8%, cao gấp 1,8 lần ở nhóm không tập thể dục thường xuyên (OR=1,813; 95% CI: 1,04-3,14).
Trầm cảm không phải là một biểu hiện bình thường của quá trình già hoá, nó là một rối loạn về cảm xúc, biểu hiện bằng các triệu chứng buồn chán, mất sự hứng thú, tự ti, bi quan, khó ngủ hoặc sự ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung. Hầu hết các ca bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây suy giảm chức năng xã hội sau các bệnh lý tim mạch và được dự đoán là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu đến năm 2030. Nghiên cứu này được tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với mục tiêu nghiên cứu là xác định thực trạng trầm cảm của người cao tuổi năm 2021 theo thang đo GDS.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02450 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|