Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Viêm nhiễm đường sinh dục là vấn đề cần được quan tâm đối với sức khỏe người phụ nữ vì viêm nhiễm đường sinh dục chiếm trên 80% các bệnh phụ khoa và nó là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Trong đó, viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt ở những nước đang phát triển và chậm phát triển [14], [52], [69]. Theo Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc, mỗi năm toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp mắc VNĐSDD mới, ước tính nhiễm mới tăng hơn 1 triệu người/năm có nghĩa là cứ 7 người ở độ tuổi sinh đẻ thì có hơn 1 người bị nhiễm [36].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2017.00013 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tại Việt Nam, một trong những thách thức không nhỏ của chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) là tình trạng VNĐSD còn khá phổ biến [41] [46]. Nghiên cứu trên 960 phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản trung ương (2011) cho thấy có tới 798 người mắc bệnh VNĐSDD, chiếm tỷ lệ rất cao 83,1% [10]. Theo số liệu điều tra của Lê Thị Oanh – Đại học Y Hà Nội (2009) cho thấy tỷ lệ VNĐSD của phụ nữ ở các khu vực Hà Nội, vùng núi Nghệ An, đồng bằng Hải Dương và nông thôn ven biển là rất cao, chiếm tỷ lệ từ 42%- 64% [30].
Các nghiên cứu cho thấy, VNĐSDD chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các bệnh VNĐSD vì nó là cửa ngõ của sự xâm nhập vào đường sinh sản. Bệnh VNĐSDD có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo và thực hành vệ sinh cá nhân của phụ nữ yếu kém là nhóm nguyên nhân chủ yếu [28], [15]. Ngoài ra, các nguyên khác như yếu tố kinh tế, môi trường làm việc và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cũng đáng quan tâm [21].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống không chỉ của người phụ nữ mà còn của người chồng vì phần lớn các bệnh này có thể lây nhiễm. Nhưng nguy hiểm hơn nữa VNĐSDD có thể dẫn tới vô sinh, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh làm cho người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, bệnh lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn vùng tiểu khung, viêm tử cung, viêm phần phụ mạn tính,…thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, VNĐSDD còn tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục phát triển như lậu, giang mai, HIV/AIDS, viêm gan B..[14].
Thạch Thất là một huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Hàng năm, Trung tâm Y tế huyện phối kết hợp với Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình huyện tổ chức khám và điều trị phụ khoa cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 23 Trạm y tế xã. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện, năm 2013 tỷ lệ VNĐSD của phụ nữ độ tuổi 15 – 49 trung bình của huyện là 42,8%. [11]. Kim Quan là một xã bán sơn địa dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, năm 2013 tỷ lệ mắc bệnh VNĐSD của phụ nữ 15 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ 57% cao nhất so với toàn huyện. Yếu tố nào ảnh hưởng đến VNĐSDD ở phụ nữ nơi đây vẫn là câu hỏi để ngỏ. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan-Thạch Thất-Hà Nội và một số yếu tố liên quan”
Với 2 mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ nguyên nhân và các hình thái gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan- Thạch Thất – Hà Nội.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan-Thạch Thất-Hà Nội và một số yếu tố liên quan
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Ánh (2009), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có chồng tại Đông Anh”, Y học thực hành. 669- Số 8/2009, tr. 55-57.
2. Nguyễn Duy Ánh (2009), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18 – 49 tại quận Cầu Giấy”, Tạp chí Y học thực hành. 8 (669), tr. 21-25.
3. Lê thị Kim Ánh và các cộng sự. (2011), “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa NKĐSS của phụ nữ di cư tuổi 18-49 làm việc tại KCN Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội năm 2011”, Tạp chí Y tế công cộng. 23 (23), tr. 33-40.
4. Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2011), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18- 49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009”, Tạp chí Y học dự phòng. 8 (126).
5. Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2009), Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở PN 18-49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Bệnh viện đa khoa Thị xã Hồng Lĩnh (2011), Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm phụ khoa của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh.
7. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chủ biên, tr. 313-341.
8. Trần Thị Trung Chiến và các cộng sự. (2005), “Hiệu quả mô hình can thiệp nhiễm khuẩn đường sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bằng đợt truyền thông kết hợp điều trị tại 4 xã tỉnh Hà Tây”, Y học thực hành. Số 12/2005, tr. 64-66.
9. Trần Thị Trung Chiến và các cộng sự. (2004), Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế và Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, Hà Nội.
10. Lê Hoài Chương (2011), “Khảo sát một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở PN khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW năm 2011” , Tạp chí Y học lâm sàng 70, tr. 67-75.
11. Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản- Trung tâm Y tế Thạch Thất- Hà Nội Báo cáo công tác BVBMTE- KHHGĐ năm 2012- 2013
12. Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007), “Tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa” Tạp chí Phụ sản, số đặc biệt, tr. 181 – 193.
13. Bùi Thị Thu Hà (2007), Báo cáo tổng quan các chương trình RTI/STI tại Việt Nam, Trường đại học Y tế Công cộng.
14. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
15. Hoàng Minh Hằng (2011), “Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15- 49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành. 6 (771), tr. 13-17.
16. Đoàn Huy Hậu, Nguyễn Văn Ba và Hoàng Văn Lương (2007), “Nghiên cứu nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong nhóm dân cư vạn chài du canh tại một số địa bàn khu vực phía Bắc Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành. 4 (816), tr. 13-18.
17. Phạm Thị Quỳnh Hoa, chủ biên (2008), Bài giảng Sản phụ khoa, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Thái Nguyên, 94-102.
18. Đinh Thị Hồng (2004), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới trong 3 tháng cuối của thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
19. Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, Đại học Y Hà Nội.
20. Bùi Ngọc Lân (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của viêm âm đạo và hiệu quả của Fluomizin trong điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
21. Vũ Thị Hoàng Lan (2011), “Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp”, Tạp chí Y tế Công cộng. 25 (25).
22. Nguyễn Thị Liên (2009), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh phúc năm 2009, Luận văn Chuyên khoa Y tế Công cộng, Chuyên khoa I Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
23. Trần Thị Lợi và Vũ Quốc Vĩ (2008), “Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 13 (1), tr. 15-20.
24. Bùi Thị Mậu và Lê Thị Kim Ánh (2009), “Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội Hòa Bình 2009”, Tạp chí Y tế Công cộng. 16 (16), tr. 15-20.
25. Nguyễn Khắc Minh (2009), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và biện pháp tại huyện Tiên Phước – Quảng Nam, Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Y Dược Huế.
26. Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương (2005), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên phước, Quảng Nam năm 2004”, Y học thực hành. Số 12/2005, tr. 69-71.
27. Lê Đức Nguyên (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu. vn/
28. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nhà xuất bản Y học.
29. Nguyễn Thị Như và Trần Đình Bình (2013), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn sinh dục do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ bằng test nhanh SD Bioline chlamydia rapid test và kỹ thuật PCR”, Tạp chí Phụ sản. 11(3), tr. 74-77.
30. Lê Thị Oanh (2011), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ 18-45 tuổi tại 5 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam năm 2011, Luận văn Tiến sỹ Y học, Bộ môn vi sinh, Đại học Y Hà Nội.
31. Lê Thị Oanh và Nguyễn Văn Dịp (2001), Tìm hiểu căn nguyên vi khuẩn và kí sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, tính kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, kết quả bước đầu điều trị bằng viên CTK.
32. Nguyễn Minh Quang (2010), “Hiểu biết của người dân về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục”, Tạp chí Y học thực hành. 2 (751).
33. Nguyễn Minh Quang (2013), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm nhiễm trùng đường sinh dục dưới của phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận văn Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
34. Nguyễn Minh Quang và cộng sự (2011), Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2011, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Hữu Quốc (2012), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15-49 tại xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
36. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2008), Kế hoạch khung về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và quyền sinh sản, Hà Nội.
37. Nguyễn Huỳnh Thái Tâm và Nguyễn Thị Hiển (2009), “Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh phụ sản tại Trung tâm y tế thành phố Nha Trang”, Tạp chí Y tế Công cộng. 14 (14), tr. 43-48.
38. Vũ Nhật Thăng (2007), Bài Giảng Sản Phụ Khoa, Nhà xuất bản Y học, 268-277.
39. Kiều Chí Thành và cộng sự (2010), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ một số xã ngoại thành Hà Nội”, Y học thực hành. 732- số 9/2010, tr. 19-21.
40. Cung Thị Thu Thủy và Trần Hoàng Anh (2012), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhan đến soi cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2010”, Tạp chí Y – học quân sự. 4.
41. Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình và Bộ Y tế (2010), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chủ biên.
42. Vi Huyền Trác (2002), “Bệnh của âm đạo – âm hộ”, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 454-459.
43. Trung tâm Nghiên cứu Phát triến Y tế Cộng đồng (2004), Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung của phụ nữ Việt Nam.
44. UNFPA (2008 ), Sức khỏe sinh sản của đồng bào Hmông tỉnh Hà Giang, Hà Nội.
45. Lê Quang Vinh (2012), “Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở cộng đồng”, Tạp chí Phụ sản. 10(2), tr. 137-144.
46. Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (2010), Chiến lược Dân số – Sức khỏe sinh sản: Các nội dung ưu tiên và định hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2015.
47. Phạm Thu Xanh (2014), Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chống trong độ tuổi 18 – 49 tại khu vực biển, đảo thành phố Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Thái Bình.
MỤC LỤC Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội và một số yếu tố liên quan
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái quát về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 3
1.1.1. Các khái niệm, phân loại, tác nhân gây bệnh 3
1.1.2. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục dưới 6
1.2. Tình hình mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 10
1.2.1. Trên thế giới 10
1.2.2. Tại Việt Nam 11
1.3. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ … 14
1.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân 14
1.3.2. Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế 16
1.3.3. Nhóm yếu tố điều kiện vệ sinh môi trường 18
1.4. Một vài nét cơ bản về địa bàn nghiên cứu 18
1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu 19
1.6. Giả thuyết nghiên cứu 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
2.5. Các biến số nghiên cứu và định nghĩa các biến số chủ yếu 23
2.6. Nội dung nghiên cứu 25
2.6.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 25
2.6.2. Các nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 1 25
2.6.3. Các nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 2 26
2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá 26
2.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh 26
2.7.2. Đo lường đánh giá kiến thức thái độ và thực hành 29
2.8. Công cụ thu thập số liệu 30
2.9. Nguồn lực cho nghiên cứu 31
2.10. Phương pháp thu thập số liệu 32
2.11. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 34
2.12. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 34
2.13. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35
3.2. Thực trạng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu 37
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 37
3.2.2. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới theo các hình thái 38
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về viêm nhiễm đường sinh dục dưới 41
3.3.1. Kiến thức về viêm nhiễm đường sinh dục dưới 42
3.3.2. Thái độ của đối tượng nghiên cứu hướng đến phòng bệnh dục 45
3.3.3 Thực hành của đối tượng nghiên cứu 46
3.4. Các yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu 51
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 55
4.2. Thực trạng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 56
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 56
4.2.2. Hình thái mắc bệnh 59
4.2.3. Các tác nhân gây bệnh 60
4.3. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu . 61
4.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục 61
4.3.2. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa với bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới 62
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới 62
4.3.4. Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế với bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới 64
4.3.5. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới 64
KẾT LUẬN 67
KHUYẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS : Bao cao su
BPSD : B ộ phận sinh dục
BPTT : Biện pháp tránh thai
BVSKBMTE : Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em
CBYT : Cán bộ y tế
CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CTC : Cổ tử cung
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
GVHD : Giáo viên hướng dẫn
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
NCV : Nghiên cứu viên
NKĐSS : Nhiễm khuẩn đường sinh sản
PN : Phụ nữ
PTTH : Phổ thông trung học
QHTD : Quan hệ tình dục
SA : Siêu âm
SKSS : Sức khỏe sinh sản
THCS : Trung học cơ sở
TTYT : Trung tâm Y tế
TYT : Trạm y tế
VNĐSD : Viêm nhiễm đường sinh dục
VNĐSDD : Viêm nhiễm đường sinh dục dưới
(Lower Genital Tract Infection – LGTI)
VSV : Vi sinh vật
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ VNĐSDD của một số tác giả 13
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (SL=420) 35
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân và số con hiện có 36
Bảng 3.3. Tiền sử sản khoa và kế hoạch hóa gia đình 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ viêm ^ễm đường sinh dục dưói theo đạc điểm nhân khẩu học .. 38 Bảng 3.5. Tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới theo tiền sử sản khoa của đối tượng . 39 Bảng 3.6. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới theo các yếu tố môi trường.. 39
Bảng 3.7. Tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới theo sử dụng dịch vụ y tế 40
Bảng 3.8. Hiểu biết về khả năng lây và biến chứng viêm nhiễm đường sinh dục .. 42
Bảng 3.9. Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày của đối tượng 46
Bảng 3.10. Thực hành về vệ sinh khi có kinh nguyệt 47
Bảng 3.11. Đặc điểm về điều kiện môi trường 49
Bảng 3.12. Khám phụ khoa của đối tượng nghiên cứu 50
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới 51
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa với bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới 52
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới 53
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế với bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới 53
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới 54
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu và liên quan âm đạo – cổ tử cung 6
Sơ đồ 2.2: Khung lý thuyết nghiên cứu 20
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 38
Biểu đồ 3.2. Các hình thái mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới 41
Biểu đồ 3.3. Bảng phân bố một số tác nhân gây bệnh/kết quả tìm thấy tác nhân gây bệnh .. 41 Biểu đồ 3.4. Hiểu biết về nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới …. 42
Biểu đồ 3.5. Biểu hiện viêm nhiễm đường sinh dục dưới 43
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đối tượng biết về phòng ngừa bệnh 43
Biểu đồ 3.7. Mức độ hiểu biết của đối tượng về cách phòng ngừa bệnh 44
Biểu đồ 3.8. Phân loại kiến thức về viêm nhiễm đường sinh dục dưới 44
Biểu đồ 3.9. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về vệ sinh bộ phận sinh 45
Biểu đồ 3.10. Thái độ của đối tượng về phòng ngừa viêm nhiễm đường sinh dục dưới 46
Biểu đồ 3.11. Phân loại thái độ của đối tượng về phòng VNĐSDD 46
Biểu đồ 3.12. Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục và QHTD của đối tượng …. 47 Biểu đồ 3.13. Thực hành phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng … 49
Biểu đồ 3.14. Đã từng tiếp cận thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục dưới 50
Biểu đồ 3.15. Nguồn thông tin nhận được về viêm nhiễm đường sinh dục dưới … 50