TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
Lê Thị Thảo Linh1, Phạm Thị Diệu Linh1, Nguyễn Thị Thu Hương2,3, Đặng Kim Anh1, Lê Thị Hương1
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người bệnh sa sút trí tuệ (NBSSTT). Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phân tích mối tương quan giữa mức độ suy dinh dưỡng và mức độ sa sút trí tuệ của NBSSTT tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 63 NBSSTT đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022. Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination-MMSE), Thang đánh giá dinh dưỡng giản lược (Mini Nutrition Assessment-MNA), và các chỉ tiêu nhân trắc học. Kết quả: 47,7% đối tượng mắc sa sút trí tuệ mức độ trung bình và nặng. Cân nặng và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể trung bình là 55,5±8,9 (kg) và 32,4±7,3 (%). 74,6% NBSSTT có suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng. Điểm MMSE và điểm MNA có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r.=0,3 (p<0,05). Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng là phổ biến ở NBSSTT. Sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng thường xuyên và dự phòng nguy cơ suy dinh dưỡng là cần thiết cho NBSSTT để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng và tử vong.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.01058

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sasút trí tuệ (SSTT)là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng nhận thức, hành  vi (không bao gồm những hậu quả thông thường của quá trình lão hóa).Suy dinh dưỡng (SDD) có liên  quanchặt chẽđến giatăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người bệnh sa sút trí tuệ NBSSTT[1]. Suy dinh dưỡng, đặc biệt là sụt cân, là mộttrong nhữngđặc điểm lâm sàng đặc trưng và là nguy cơ dẫn đến suy giảm nhận thức[2]. Một nghiên  cứu  cắt  ngang  được  tiến  hành  tại  Tây Ban  Nha  (2012)đã báo cáo rằng, trong tổng số 83 NBSSTT tham gia nghiên cứu, có tới 56,6% ngườibệnh có nguy cơ SDDvà 41% bị SDDkhi đánh  giá  bằng  MNA[3].  Tại  Việt  Nam,  một nghiên  cứu  cắt  ngang  tại  Bệnh  viện  Lão  khoa Trung ương năm 2021 đã chỉ ra rằng, trong số 106 người bệnh nội trú mắc sa súttrí tuệ, có 66% người bị suy dinh dưỡng, và 29% người có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, dựa theo MNA[4]. Những nguyên nhân của SDDlà do vấn đề khó khăn trong ăn uống (sở thích, thói quen, hành vi) và rốiloạn chức năng nuốt, NBSSTTgiảm lượng dinh dưỡng tiêuthụ và bịsuy dinh dưỡng. Điềunày làm bệnh tiến triển nặng hơn và tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa sa sút trí tuệ và suy dinh dưỡng[2].  Do  đó,  trong  quá  trình  điều  trị  và chăm sócNBSSTT, tình trạng dinh dưỡng là một khía cạnh cần được theo dõi, tầm soát và hỗ trợ kịp  thời  để  dự  phòng  những  hậu  quả  nghiêm trọng trong tương lai[2]. Là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới [5],Việt Nam đã và đang phải đối mặt với thách thức kiểm soát tỷ lệ mắc SSTTcũng như tỷ lệ SDDở ngườicao tuổi.