Luận văn Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang năm 2016.Suy dinh dưỡng (SDD) hiện đang là một trong những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng của trẻ em, tập trung chủ yếu ở các nước đang và kém phát triển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Trên thế giới theo thống kê của FAO năm 2015 có khoảng 800 triệu người bị đói ăn [1].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.01440 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Suy dinh dưỡng thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh trung thực nhất sự phát triển nói chung ở trẻ em. SDD thấp còi vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiều cao người trưởng thành thấp vừa là dấu hiệu chính đánh dấu một quá trình phát triển quan trọng đầu đời [2]. Những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng thấp còi bắt đầu từ quá trình chậm phát triển trong bào thai, thiếu dinh dưỡng cần cho một giai đoạn phát triển nhanh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn đầu đời [3]. Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việc giảm tỷ lệ SDD trẻ em, nếu như năm 2010, tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là 17,5% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2015 đã giảm còn 14,1%. Tuy nhiên theo điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em năm 2015 của VDD cho thấy sự khác nhau nhiều về tỷ lệ SDD trẻ em giữa các cùng sinh thái trên cả nước. Trong đó tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn ở khu vực đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị. Trong khi một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD thấp còi đã giảm xuống mức thấp như thành phố Hà Nội 14,9%; Hồ Chí Minh 7,0%…thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD thấp còi vẫn ở mức rất cao như Hà Giang 35,1%; Lào Cai 35,1%; Lai Châu 36,4%; Sơn La 34,3% [4]. Theo số liệu năm 2015 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ SDD thấp còi vẫn ở mức cao: (24,6%), trong đó các tỉnh vùng núi phía Bắc 30,3%, Tây Nguyên 34,2% và Duyên hải miền Trung 27,3% [4]. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế hộ gia đình, môi trường sống kém ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa và đặc biệt là vấn đề chăm sóc trẻ.
Thiếu máu ở trẻ em là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm ở nhiều nước đang phát triển. Theo thống kê của WHO và UNICEF năm 2006, trên thế giới có khoảng 750 triệu người bị thiếu máu [5]. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi theo tổng điều tra toàn quốc năm 2009 là 45,3% [6], khu vực vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên là 68,8% [7].
Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang là các tỉnh nghèo của khu vục miền núi phía Bắc, thu nhập đầu người thấp, phong tục tập quán lạc hậu dẫn đến tỷ lệ trẻ em bị Suy dinh dưỡng còn cao. Đề tài “ Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang năm 2016” được tiến hành với hai mục tiêu.
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang năm 2016.
MỤC LỤC Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang năm 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Suy dinh dưỡng trẻ em 3
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng trẻ em 3
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng ở trẻ em 4
1.1.3. Tình hình SDD trẻ em trên thế giới và Việt Nam 7
1.1.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 9
1.2. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em 11
1.2.1. Vai trò và nhu cầu sắt trong cơ thể 11
1.2.2. Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu ở trẻ em 12
1.2.3. Thực trạng thiếu máu ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 18
2.3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 19
2.4. Sai số, cách khống chế sai số và một số hạn chế của nghiên cứu. 20
2.5. Xử lý số liệu 20
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 22
3.1.1. Đặc điểm cơ bản hộ gia đình của đối tượng điều tra 22
3.1.2. Thông tin chung của trẻ 25
3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 24 tháng tuổi 26
3.3. Thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai. 32
3.4. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ABS 34
3.5. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ 38
3.5.1. Một số yếu tố liên quan tới TTDD của trẻ theo chỉ tiêu WAZ 38
3.5.2. Một số yếu tố liên quan tới TTDD của trẻ theo chỉ tiêu HAZ 41
Chương 4. BÀN LUẬN 44
4.1. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của trẻ 44
4.2. Thực hành NCBSM và cho ABS 47
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi. 49
KIẾN NGHỊ 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của bà mẹ 22
Bảng 3.2. Phân bố dân tộc của bà mẹ và tình trạng kinh tế. 23
Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo giới tính và theo nhóm tháng tuổi. 25
Bảng 3.4. WHZ, HAZ, WAZ trung bình của trẻ theo giới 26
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân 27
Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ SDD thấp còi 28
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ SDD gày còm 29
Bảng 3.8. Nồng độ Hemoglobin trung bình của trẻ 6-11 tháng và tỷ lệ thiếu máu theo giới 30
Bảng 3.9. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai 32
Bảng 3.10. Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình, thiếu ăn và học vấn của bà mẹ với TTDD của trẻ theo chỉ tiêu WAZ 38
Bảng 3.11. Liên quan giữa chăm sóc thai nghén, nuôi con bằng sữa mẹ và thời điểm ABS đến TTDD của trẻ theo chỉ tiêu WAZ 39
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn trong vòng 2 tuần trước điều tra với TTDD của trẻ theo chỉ tiêu WAZ 40
Bảng 3.13. Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình, thiếu ăn và học vấn của bà mẹ TTDD của trẻ theo chỉ tiêu HAZ 41
Bảng 3.14. Liên quan giữa chăm sóc thai nghén, nuôi con bằng sữa mẹ và thời điểm ABS đến TTDD của trẻ theo chỉ tiêu HAZ 42
Bảng 3.15. Liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn trong vòng 2 tuần trước điều tra với TTDD của trẻ theo chỉ tiêu HAZ 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mù chữ của người dân thuộc 3 tỉnh 24
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo của 3 tỉnh 24
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ SDD các thể của 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai và hà Giang. 30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu máu giữa các tỉnh. 31
Biểu đồ 3.5. Nơi sinh con của các bà mẹ 33
Biểu đồ 3.6. Nuôi con bằng sữa mẹ 34
Biểu đồ 3.7. Thực hành ăn bổ sung 35
Biểu đồ 3.8. Thức ăn, đồ uống cho trẻ dùng trong 3 ngày sau sinh 36
Biểu đồ 3.9. Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm 37
Biểu đồ 3.10. Tình hình bệnh tật của trẻ trong 2 tuần qua 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FAO (2015). World hunger falls to under 800 million, eradication is next goa, < http://www.fao.org/news/story/en/item/288229/icode/.
2. K. B. Kathryn G. Dewey (2010). Tại sao thấp còi cần được quan tâm, Alive&thrive Việt Nam. Alive&thỉive: Hà Nội,
3. E. A. Frongillo (1999). Symposium: Causes and Etiology of Stunting. Introduction. J Nutr,, 129 (2S Suppl),
4. ViệnDinhDưỡng(2016). http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx,
5. WHO (2006). Global data on micronutrient malnutrition in 2005, Geneva,
6. Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Lê Bạch Mai và CS (2012). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010. Tr. 73.
7. Trần Thành Đô và CS (2012). Tình trạng SDD thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi ở vùng núi phía Bắc và Tây nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 10 (số 3), Tr. 44-50.
8. Hà Huy Khôi và Nguyễn Công Khẩn (1999). Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng,. Viện Dinh dưỡng, Hà Nội,
9. Trần Thị Minh Hạnh (2011). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học-Tp HCM.
10. Trường Đại Học Y Hà Nội và Bộ môn Nhi (2009). Bài giảng nhi khoa NXB Y Học, Hà Nội.
11. Trần Lệ Thu (2012). Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 2 xã Thới Quản, Định An thuộc huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang năm 2011,
12. WHO (2008). Indicators for assessing infant and young child feeding practices. pp 3-11.
13. Hà Huy Khôi và Từ Giấy (1998). Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. VDD và Tổng Cục Thống kê (2003). Kết quả điều tra dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2002, Nhà xuất bản Y học.
15. VDD và Tổng Cục thống kê (2006). Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và các bà mẹ năm 2005, Nhà xuất bản Y học, tr.6, 12, 18, 20.
16. VDD (2014). Một số chuyên đề hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7 "Gánh nặng kép về SDD ở Việt Nam". Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, Tập 10, tr. 120.
17. Nguyễn Thị Như Hoa (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Vũ Phương Hà (2010). Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số 2 huyện Hướng Hóa và Dakrong, tỉnh Quảng Trị năm 2010, Luận văn thạc sỹ y học dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội.
19. Hồ Quang Trung (1999). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi với các điều kiện kinh tế xã hội tại xã văn Khúc-huyện Sông Thao-tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội 1999.
20. UNICEF (2006). A Report Card on Nutrtion, Progress For Children, New York, USA, pp. 2 – 32.
21. UNICEF (2006). Global Framework for Action: Ending child hunger and undernutrition initiative, pp. 16 – 17.
22. UNICEF (2008). The Millennium Development Goals Report 2008, New York, pp. 11 – 12.
23. UNICEF (2008). The state of Asia-Pacific,s Children 2008, UNICEF, New York, USA, pp.21-51.
24. DHS (2003). Final report, table 23, pp.33.
25. Unicef (2013). IMPROVING CHILD NUTRITIONThe achievable imperativefor global progress,
26. Hà Huy Khôi và Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học Dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Hà Huy Khôi (2006). Tính thời sự của phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Một số vấn đề về dinh dưỡng cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
28. Mann J và Truswell AS (2002). Essentials of human nutrition, Oxford University Press, Oxford, P. 20.
29. WHO (2006). Child Growth Standard.
30. Trường Đại Học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (2012). Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm,
31. Hà Huy Khôi (2004). Thiếu máu do thiếu sắt. Những đường biên mới của dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Bộ môn DD và ATTP Trường Đại Học Y Hà Nội (2004). Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học.
33. WHO (2005). Worldwide prevalence of anemia 1993 – 2005, p. 7.
34. Nguyễn Xuân Ninh và và cộng sự (2006). Tình trạng thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 2 (số 3+4), Tr. 16-21.
35. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Ninh và Nguyễn Thị Thanh Hương (2007). Tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em tại một số phường, xã Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 3 (số 4), 20-26.
36. Nguyễn Xuân Thành và CS (2008). Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (số 3+4), Tr. 96-106.
37. Nguyễn Xuân Ninh và CS (2008). Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 2008. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (số 3+4), Tr. 107-115.
38. Trần Thúy Nga (2012). Tình trạng thiếu máu ở trẻ em từ 0,5 đến 11 tuổi năm 2012. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, Tập 12, số 1 năm 2016, tr 26-32.
39. Lê Danh Tuyên Phương pháp nhân trắc trong đánh giá dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
40. Phan Thị Thanh Nga và CS (2012). Tình trạng dinh dưỡng trẻ em 6-59 tháng tuổi ở 4 xã miền núi huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai năm 2013. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 10 (số 3), Tr 109 – 115.
41. Lê Thị Hương (2008). Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, 9/2008, Tr 40-48.
42. Nguyễn Xuân Ninh và Cs (2009). Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, năm 2009. Báo cáo kết quả đề tài năm 2010,
43. Huỳng Nam Phương, Huỳnh Văn Dũng (2012). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và thực hành nuôi trẻ của bà mẹ tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm 2012. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, 10 số 4, 116 – 123.
44. Trần Thị Phúc Nguyệt và CS (2012). Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, Tập 10, số 3 tháng 9 năm 2014, Tr 117-121.
45. Cao Thị Thu Hương và CS (2008). Thực hành chăm sóc thai và nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại Quảng Ngãi. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, Tập 11 số 1 tháng 2 năm 2015, Tr 22-26.
46. Lý Thị Phương Hoa và CS (2012). Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 2012. Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, Tập 10 số 3 tháng 9 năm 2014, Tr 92-100.
47. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2010). Dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng của người Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
48. Viện Dinh dưỡng quốc gia và Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) (2012). Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010, Hà Nội, Tr 28- 31.
49. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ban hành kèm theo quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009,