TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 24-71 THÁNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2020

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ 24-71 THÁNG TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2020
Phan Thị Thanh Tâm1, Trần Thúy Nga2, Trần Khánh Vân2, Nguyễn Thị Lan Phương2, Nguyễn Trần Ngọc Tú2, Lê Ánh Hoa2
1 Tổ chức Worldwide Orphans
2 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi ở trẻ em tiền học đường ở vùng nông thôn miền núi là vấn đề tồn tại cần được quan tâm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 857 trẻ mầm non từ 24-71 tháng tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 11,3%; thấp còi là 12,4%; thể gầy còm là 4,8% và thừa cân/béo phì là 4,1%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ bao gồm: dân tộc thiểu số, mẹ có từ 3 con trở lên, mẹ làm nông dân/nội trợ hoặc không có việc làm, kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo/cận nghèo, trẻ từng bị rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn (p<0,05). Kết luận: Cần có biện pháp can thiệp đặc thù, có trọng tâm để cải thiện tình trạng dinh dưỡng đặc biệt nhóm trẻ em nhằm rút ngắn khoảng cách giữa dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh, gia đình nghèo với giàu, giữa gia đình đông con với ít con hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, góp phần đảm bảo một tương lai ổn định cho xã hội Việt Nam.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00964

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Trong khi đó, suy  dinh dưỡng không chỉ lấy đi những tiềm năng của trẻ mà còn gây gánh nặng lâu dài cho trẻ, gia đình, quốc gia và toàn thế giới. Theo UNICEF/WHO/WB, năm 2020, trên toàn thế giới có 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi; 45,4 triệu trẻ gầy còm và 38,9 triệu trẻ thừa cân. Trong đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở châu Á vẫn chiếm tỷ lệ cao với 53% trẻ thấp còi; 70% gầy còm và 48% thừa cân béo phì trên toàn thế giới[1].Trong cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng được  thực  hiện  bởi  Viện  Dinh  dưỡng,  tính  tới năm 2020, Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể thấp còi là 19,6% và thể nhẹ cân là 11,5%; vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc nơi có nhiều người dân tộc thiểu số là khu vực có tỷ lệ cao nhất [2]. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, do đó việc tiếp cận các thông tin về dinh dưỡng cho trẻ em còn hạn chế. Nghiên cứu này được tiến hành tại huyện Phú Lương –một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có điều kiện kinh tế khó khăn với nhiều dân tộc (Kinh, Tày, Sán Chỉ…) để điều tra  tình  trạng  dinh  dưỡng  của  trẻ  em  24-71 tháng tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi để từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp cho trẻ em vùng miền núi để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tương lai.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ mầm non

Tài liệu tham khảo
1. The UNICEF/WHO/WB (2021). Joint Child Malnutrition Estimates (JME) group released new data for 2021. 
2. Viện dinh dưỡng (2021), Tổng điều tra dinh dưỡng 2020. 
3. Lưu Thị Mỹ Thục (2016), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tuyên Quang, Tạp chí Nhi Khoa. 9(2): tr,29-37. 
4. Phạm Thị Thư, Trương Tuyết Mai, Nguyễn Ngọc Sáng (2021), Tình trạng dinh dưỡng trẻ 3-5 tuổi và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi tại một số xã, tỉnh Thanh Hóa năm 2017, Tạp Chí Y học Việt Nam. 509(2). 
5. Đỗ Nam Khánh (2020), Nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và một số đặc điểm gen, thói quen dinh dưỡng, hoạt động thể lực ở trẻ mầm non, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
6. Hà Xuân Sơn, Phan Thị Bích Hồng (2022), Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, 227(05): tr 67–74. 
7. Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Quang Dũng (2019), Dietary Intakes, Nutrition Status and Micronutrient Deficiency in Picky Eating Children under 5 years old in the Vietnam National Hospital of Pediatrics, Open Journal of Gastroenterology and Hepatology, 2(1). 
8. Harper, Kaitlyn M. and et al (2018), Environmental enteric dysfunction pathways and child stunting: A systematic review, PLoS Neglected Tropical Diseases, 12(1).