TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, DỰ TRỮ SẮT VÀ THIẾU VITAMIN D Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN TỦA CHÙA, ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, DỰ TRỮ SẮT VÀ THIẾU VITAMIN D Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN TỦA CHÙA, ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Đỗ Thúy Lê1, Nguyễn Song Tú1, Nguyễn Thúy Anh1, Hoàng Nguyễn Phương Linh1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang, tiến hành năm 2018 trên 290 học sinh trung học cơ sở của 04 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, nhằm mô tả thực trạng thiếu máu, dự trữ sắt và thiếu vitamin D. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thiếu máu chung là 30,3% ở ngưỡng trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng; dự trữ sắt cạn kiệt là 22,4% (trong đó, tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt là 53,8%); tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 6,6%; nồng độ Hemogolobin trung bình là 122,9g/l±11,1 và nồng độ Ferritin trung vị là 28,4µg/l. Tỷ lệ vitamin D thấp là 9,3%; tỷ lệ có nguy cơ thiếu vitamin D là 86,6%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vitamin D thấp theo nhóm tuổi (p<0,05). Cần có những giải pháp can thiệp kịp thời cải thiện tình trạng thiếu máu, dự trữ sắt và thiếu vitamin D cho học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc, khó khăn của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00965

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là những vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng  (YNSKCĐ)  đáng  quan  tâm  ở  nhiều  nước đang phát triển. Thiếu máu ảnh hưởng đến 1/3dân số thế giới và hơn 800 triệu phụ nữ và trẻ em. Thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất, chiếm 50% các trường hợp thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và 42% ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [1]. Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em thay đổi theo tuổi của trẻ.Trên thế giới cũng có khoảng một tỷ người bị thiếu vitamin D. Mặc dù thiếu vitamin D có thể thấy ở hầu hết các nhóm tuổi, nhưng lứa tuổi dễ có nguy cơ thiếu vitamin D nhất đó là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em học đường, vì đây là giai đoạn mà hệ xương phát triển nhanh, do đó nhu cầu vitamin D cũng cao hơn các giai đoạn khác. Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu vitamin D ở học sinh tiểu học khá cao (37,5%), cao hơn ở học  sinh nội thành so với học sinh ngoại thành và cao hơn ở nữ so với nam [2].Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và khả năng vận động của trẻ; gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động [1]. Thiếu vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em, và loãng xương ở người lớn [2]. Số liệu về tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin D ở học sinh trung học cơ sở ở Việt Nam hiện nay không có nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình  trạng  thiếu  máu,  dự  trữ  sắt  và  thiếu vitamin D ở học sinh trung học cơ sở trường phổ thông  dân  tộc  bán  trú  huyệnTủa  Chùa,  Điện Biên  năm  2018” nhằm  mô  tả  tình  trạng  thiếu máu, thiếu vitaminD ở học sinh trung học cơ sở các trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh này, từ đó đề xuất can thiệp nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin D cho học sinh THCS  vùng  khó  khăn,  vùng  đồng  bào  dân  tộc vùng núi phía Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu, thiếu sắt, vitamin D, học sinh trung học, dân tộc, Điện Biên

Tài liệu tham khảo
1. WHO. Nutritional anaemias: Tools for effective prevention and control. WHO, Geneva. 2017. 
2. Trần Quốc Cường, Đỗ Thị Ngọc Diệp và CS. Thấp còi và thiếu hụt vitamin D, kẽm và I-ốt ở học sinh hai trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí DD&TP. 2014; 10(2). 
3. Trần Thúy Nga., Hiệu quả bổ sung sữa “Vinamilk 100% sữa tươi – học đường”, sữa “Vinamilk ADM GOLD – học đường” có bổ sung vi chất đối với tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở trẻ 7 – 10 tuổi sau 6 tháng can thiệp. Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2017. 
4. Arnaud L, et al, Hypovitaminosis D and mild hypocalcaemia are highly prevanlent among young Vietnamese children and women and related to low dietary intake. PLoS One. 8(5), 2013: 63979. 
5. Trần Thuý Nga, Lê Nguyễn Bảo Khanh, Lê Thị Hợp và CS. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em từ 0,5 đến 11 tuổi năm 2012. Tạp chí DD&TP. 2016; 12(1). 
6. Goudarzi A, Goudarzi K. The effect of iron deficiency anemia on intelligence quotient (IQ) in under 17 years old students. Pak J Biol Sci. 2008 May 15;11(10):1398-400. 
7. Trần Thuý Nga, Nguyễn Hồng Trường và CS. Tình trạng vitamin D ở trẻ em tuổi học đường năm 2012. Tạp chí DD&TP. 2016; 12(1). 
8. Geok L K et al. (2011). High prevalence of vitamin D insufficiency and its association with BMI-for-age among primary school children in Kuala Lumpur, Malaysia. BMC Public Health. 11(95).