TÌNH TRẠNG VITAMIN A VÀ KẼM HUYẾT THANH Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN TỦA CHÙA, ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

TÌNH TRẠNG VITAMIN A VÀ KẼM HUYẾT THANH Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN TỦA CHÙA, ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Đỗ Thúy Lê1, Nguyễn Song Tú1, Nguyễn Nguyễn Phương Linh1, Nguyễn Thúy Anh1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang, tiến hành năm 2018 trên 290 học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) của 04 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, nhằm mô tả thực trạng thiếu vitamin A và thiếu kẽm huyết thanh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS) là 9,7%; tỷ lệ nguy cơ VAD-TLS là 37,2%; nồng độ retinol trung bình (TB) là 1,11±0,3 mmol/L. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (YNTK) về tỷ lệ nguy cơ VAD-TLS, nồng độ retinol TB giữa các nhóm tuổi (p<0,001). Tỷ lệ thiếu kẽm là 73,4%; nồng độ kẽm huyết thanh TB là 9,21±1,65 mmol/L. Có sự khác biệt có YNTK về tỷ lệ thiếu kẽm, nồng độ huyết thanh TB giữa các nhóm tuổi (p<0,05). Tỷ lệ nguy cơ và VAD-TLS cao hơn ở học sinh suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi, dân tộc H’mông, chưa dậy thì và học sinh nội trú. Học sinh nội trú có tỷ lệ thiếu kẽm cao hơn so với học sinh không nội trú. Do đó, để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A, thiếu kẽm cần triển khai cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường; lưu ý can thiệp theo tình trạng sinh lý của trẻ, đặc thù dân tộc, ưu tiên đối với học sinh dân tộc H’mông.

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) đáng quan tâm ở nhiều nước đang phát triển. Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng tham gia vào các quá  trình  tăng  trưởng  và  phát  triển  như  phát triển phôi thai, thịlực, khả năng miễn dịch, sự phân hóa và tăng sinh tế bào.Thiếu vitamin Alà nguyên nhân chính dẫn đến tìnhtrạng quáng gà, mù  loà,  suy  giảm  hệmiễn  dịch,  nghiêm  trọng hơn là mắc các bệnh truyền nhiễm và tửvong ởtrẻem. SDD kết hợp với thiếu kẽm cũng rất phổ biến ở nhiều nước, điển hình là tại các nước có tỷ lệ SDD thấp còi trên 20%. Theo cách ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những vùng có tỷ lệ SDD thấp còi trên 20% được coi là thiếu kẽm có vấn đề YNSKCĐ. Thiếu kẽm làm cho trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng [1]. Trên  thếgiới,  có  khoảng 44,0%  trẻvịthành  niên  thiếu  vitamin  A [2]và khoảng  17,3%  dân  sốthếgiới có nguy cơ thiếu kẽm [3].Nguy cơ thiếu  kẽm tương đối  cao  và tập  trung  chủyếu ởcác nước đang phát triển, Đông Nam Á là khu vực có nguy cơ thiếukẽm cao đứng thứba trên toàn thếgiới [4].Ở một số nước đang phát triển thiếu vi  chất rất nghiêm trọng  như theo  tác  giả Ayogu  RN(2016)ở Nigeria thiếu vitamin A kết hợp với thiếu máu là 46,1%. Tại  Việt  Nam,  tỷlệVAD-TLS ởtrẻ7-9 tuổi  chỉởmức  nhẹcó YNSKCĐ, nhưng tỷlệtrẻcó  VAD-TLS và nguy cơ VAD-TLS  lại ởmức  cao (39,2%) [5].

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.02055

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836