TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Huỳnh Quang Đại1, Huỳnh Thị Thu Hiền2, Nguyễn Vinh Anh1, Cao Thành Chương1, Thái Minh Cảnh1,
Trần Hoàng An2, Phạm Thị Ngọc Thảo2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp (TTTC) là biến chứng phổ biến ở các bệnh nhân Hồi sức tích cực (HSTC). Trong đó, TTTC do nhiễm khuẩn huyết (NKH) là biến chứng thường gặp và liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và kết cục của bệnh nhân TTTC do NKH tại khoa Hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 154 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57,9 ± 19,4 năm.
Kết quả: 154 BN được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57,9 ± 19,4 năm. Tỉ lệ TTTC chung tại khoa HSTC là 42,2%, trong đó TTTC do NKH chiếm 49,2% các trường hợp TTTC. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân TTTC không do NKH và TTTC do NKH lần lượt là 60,6% và 71,9%. Ở bệnh nhân TTTC, phân tích đa biến cho thấy nguyên nhân do NKH không tăng có ý nghĩa biến cố tử vong, tuy nhiên yếu tố sốc phải sử dụng thuốc vận mạch liên quan đến tăng đáng kể tỉ lệ tử vong với OR 4,79, 95% CI 1,49 – 15,4, p 0,009.
Kết luận: NKH là nguyên nhân chính gây TTTC tại khoa HSTC với tỉ lệ tử vong cao.

Tổn thương thận cấp (TTTC) xuất hiện khoảng 10,8% đến 67,2 % bệnh nhân nhập khoa Hồi Sức tích cực (HSTC) và đi kèm với tỷ lệ tử
vong cao(1). Những dữ liệu gần đây, trên hơn 67000 bệnh nhân tại 300 khoa HSTC ở nhiều khu vực thế giới cho thấy tỉ lệ TTTC thay đổi từ 2,5% đên 92,2% và tử vong từ 5% đến 80%. Thời gian điều trị tại HSTC thay đổi từ 5 ngày đến 21 ngày với tỉ lệ điều trị thay thế thận từ 0,8% – 59,2%(2). TTTC là hội chứng với đa nguyên nhân và đa cơ chế, trong đó NKH được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây TTTC ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa HSTC(3). TTTC do nhiễm khuẩn huyết (NKH) được định nghĩa khi TTTC có sự diện diện của NKH mà không có yếu tố nào khác giải thích cho TTTC(4). Các nghiên cứu cho thấy có sự tăng tưới máu thận toàn thể và giảm tưới máu thận từng vùng ở bệnh nhân NKH. Đặc biệt những thay đổi vi tuần hoàn trong mạch máu cầu thận và quanh cầu thận cùng với tăng tính thấm mao mạch và nối tắt trong thận chịu trách nhiệm chính yếu cho TTTC do NKH(5). Bên cạnh đó, tế bào thận bị tổn thương có thể do tình trạng viêm liên quan đến PAMPs và DAMPs, nhưng vẫn chưa được hiểu rõ.

MÃ TÀI LIỆU

 YHHCM.2021.00042

Giá :

10.000đ

Liên Hệ

0915.558.890