XÂY DỰNG VÀ HIỆU CHỈNH CẤU TRÚC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN VỊ THÀNH NIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thu Hà1, Nguyễn Quỳnh Anh1, Nguyễn Thanh Hương1
1 Trường Đại học Y tế Công cộng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng và hiệu chỉnh cấu trúc mô hình Markov để đánh giá chi phí – hiệu quả chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam. Phương pháp: Sử dụng tổng quan hệ thống, tổng quan tài liệu kết hợp với phỏng vấn sâuchuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, kinh tế y tế, y tế và giáo dục (10 chuyên gia) và thảo luận nhóm (01 cuộc thảo luận nhóm). Kết quả: Dựa trên tổng quan hệ thống các mô hình tương tự trên thế giới và tổng quan các tài liệu khác, toàn bộ các sự kiện/trạng thái sức khỏe trong mô hình Markov có liên quan được liệt kê. Sau đó, các trạng thái được đánh giá để đưa vào/loại ra dựa trên các tiêu chí đã được xác định trước. Các trạng thái được đưa vào được sắp xếp thành một chuỗi các sự kiện và sơ đồ hóa (mô hình Markov). Kết quả phỏng vấn sâu đã khẳng định về tính đại diện và đầy đủ của các trạng thái được đưa vào; sự rõ ràng về khái niệm của trạng thái; tính phù hợp về lâm sàng của chuỗi các sự kiện; và khả năng phản ánh kết quả đầu ra cuối cùng (mắc bệnh và tử vong) của chuỗi sự kiện. Kết luận: Cấu trúc của mô hình đánh giá chi phí – hiệu quả của chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần cho vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V) đã được đánh giá là phù hợp để triển khai.
(VTN) còn rất hạn chế. Gần đây nhất, Trường Đại học Y tế Công cộng triển khai một dự án can thiệp một cách bài bản về dự phòng và nâng cao SKTT cho VTN trong trường học tại Hà Nội (gọi tắt là can thiệp RAP-V). Can thiệp hướng tới mục tiêu rèn luyện khả năng thích ứng về mặt tâm lý và thúc đẩy SKTT tích cực ở VTN theo mô hình RAP (Resourceful Adolescent Program), với nhiều kết quả đầu ra khác nhau nhưng cơ bản tập trung vào dự phòng trầm cảm [1].Để trả lời cho câu hỏi liệu đầu tư cho can thiệp dự phòng và nâng cao SKTT ở VTN có “đáng đồng tiền” (value-for-money) trong bối cảnh nguồn lực y tế ngày càng trở nên hạn hẹp, nghiên cứu “Chi phí –hiệu quả chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V)”đã được nhóm tác giả thực hiện. Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích chi phí –hiệu quả của can thiệp RAP-V dành cho VTN đang đi học. Nghiên cứu dự kiến cung cấp bằng chứng cho chính phủ Việt Nam trong quyết định phân bổ nguồn lực để thực hiện hay mở rộng can thiệp dự phòng và nâng cao SKTT tại trường học. Nghiên cứu tập trung vào vấn đề SKTT chính là trầm cảm –vì đầu ra cơ bản của dự án RAP-V là tập trung vào dự phòng trầm cảm. Đối tượng đích của nghiên cứu đánh giá chi phí –hiệu quả là quần thể can thiệp trong dự án RAP-V, cụ thể là đối tượng can thiệp của dự án RAP-V, học sinh 15 tuổi đang theo học lớp 10 tại các trường học trong can thiệp. Phương án can thiệp được tập trung đánh giá là can thiệp dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần phổ quát theo mô hình RAP-V tại Việt Nam. Phương án đối chứng là chương trình học tập thường quy mà không có bất kì hoạt động dự phòng và nâng cao SKTT nào. Quan điểm đánh giá của nghiên cứu là góc độ toàn xã hội. Khung thời gian phân tích (time horizon) hướng tới việc đánh giá chi phí –hiệu quả trong thời gian trung và dài hạn (cụ thể là 5 năm đối với phân tích nền, 10 năm và cả đời đối với phân tích độ nhạy). Mô hình đánh giá kinh tế y tế (KTYT) được lựa chọn để xây dựng nhằm đảm bảo tính tương đồng với các nghiên cứu tươngtự trên thế giới cũng như phản ánh được bản chất của vấn đề sức khỏe (trầm cảm) là mô hình Markov (mô hình mô phỏng dựa vào trường hợp trung bình, cho phép mô phỏng các vấn đề sức khỏe mà một sự kiện/trạng thái sức khỏe có thể diễn ra không chỉ một lần vàthời gian diễn ra sự kiện/trạng thái đó có thể ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả kì vọng).Với vấn đề nghiên cứu đã được xác định ở trên, nhóm tác giả tiến hành xây dựng cấu trúc của mô hình dựa trên các khuyến cáo xây dựng[2]và hiệu chỉnh mô hình [3]nhằm hình thành được một mô hình đánh giá KTYT có chất lượng và đáng tin cậy. Bài báo này tập trung vào trình bày kết quả của quá trình (1) xây dựng mô hình ước tính chi phí –hiệu quả của chương trình can thiệp SKTT VTN trong trường học tại Việt Nam (RAP-V); và (2) hiệu chỉnh cấu trúc mô hình ước tính chi phí –hiệu quả của chương trình can thiệp SKTTVTN trong trường học tại Việt Nam (RAP-V).
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00509 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|