Xử trí vỡ kén khí phổi hai bên ở bệnh nhân đa kén khí phổi: nhân một trường hợp lâm sàng và tổng quan y văn
Nguyen Thanh Luan, Le Quang Dinh, Luong Viet Thang, Tran Thanh Vy
Tóm tắt
Một bệnh nhân nam tuổi trung niên vào viện trong tình trạng khó thở sau tai nạn giao thông. Bệnh nhân được đặt dẫn lưu màng phổi 2 bên do tràn khí màng phổi 2 bên lượng nhiều, theo dõi tình trạng dẫn lưu 2 bên sau mổ ra khí kéo dài. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao chẩn đoán đa kén khí phổi 2 bên. Bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công bằng đường tiếp cận mở ngực đường giữa xương ức cắt kén khí phổi 2 bên, bóc màng phổi thành 2 bên làm dính màng phổi. Sau mổ bệnh nhân hồi phục tốt cùng với có sự hỗ trợ giảm đau ngoài màng cứng và vật lý trị liệu hô hấp. Tràn khí màng phổi 2 bên do bệnh đa kén khí phổi là bệnh lý không thường gặp. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao giúp xác định bệnh lý này. Hiểu được các nguyên nhân bệnh sinh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ cho kết quả lâu dài tốt, hạn chế biến chứng tràn khí màng phổi tái phát
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02442 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Kén khí phổi là nhóm các bệnh ở phổi được đặc trưng bởi sự hiện diện của một hoặc nhiều kén – là những vùng sáng do khí hoặc vùng giảm đậm độ, được bao bọc mởi một thành mỏng (thường <2mm) và phân biệt rõ ràng với mô phổi bình thường. Chẩn đoán lâm sàng của bệnh phổi mô kẽ đã tăng lên nhờ vào việc sử dụng chụp CT độ phân giải cao và thăm khám bệnh sức khỏe định kỳ. Kén khí rất hiếm gặp ở bệnh nhân không có triệu chứng < 55 tuổi nhưng tỉ lệ này tăng dần theo độ tuổi [2]. Bệnh kén khí phổi là bệnh rất đa dạng trong số nhiều bệnh lý tại phổi, nó xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân nhưng thường có chung đặc điểm về mặt biến dạng cấu trúc giải phẫu của kén khí. Dựa vào các bệnh nguyên phức tạp của nó, bệnh kén khí phổi có thể được phân loại dựa vào các yếu tối sinh lý bệnh, cơ chế, yếu tố bẩm sinh, gene, nhiễm trùng, viêm, tăng sinh tế bào lympho, U tân sinh, và liên quan đến thuốc lá. Bệnh kén khí phổi phải được chẩn đoán phân biệt với bệnh cảnh khí phế thủng, tổn thương dạng hang, bọng nước, thoát vị phổi và hình dạng phổi tổ ong do xơ hóa, tất cả các đặc điểm này đều thấy tăng sáng nên có thể nhầm hình ảnh giả kén khí phổi. Việc phân biệt với kén khí phổi có thể dựa vào độ dày của thành, kích thước của khí trong khoang, vị trí giải phẩu, và xu hướng tạo của kén thành cụm kén. Bảng 1 liệt kê kén và sự thay đổi của hình ảnh giả kén trong X quang và CT độ phân giải cao[5],[12]Các nguyên nhân thường gặp gây đa kén khí phổi bao gồm Lymphangioleiomyomatosis (LAM) , bệnh phổi mô bào Langerhans (PLCH), hội chứng Birt-Hogg-Dube (BHD), viêm phổi mô kẽ lympho bào (LIP)/viêm phế quản có kén(FB), và thâm nhiễm amyloidosis